Thứ sáu, 19/04/2024 | 16:38
RSS

Nhiễm mọt cực độc, nhiều nông sản Indonesia bị “cấm cửa” trên thị trường Việt

Thứ sáu, 20/01/2017, 07:08 (GMT+7)

Ngày 19/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định về việc tạm ngừng nhập khẩu nông sản nhiễm mọt như lạc, hạt muồng, hạt ca cao và đậu cô ve ...từ Indonesia.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Lê Quốc Doanh đã ký ban hành các quyết định tạm ngừng nhập khẩu lạc, hạt muồng, hạt ca cao, hạt đậu cô ve từ Indonesia do có nguy cơ cao nhiễm mọt Caryedon serratus Olivier. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày được ký.

Năm 2016 đã có hơn 5.000 tấn hàng hoá là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam qua cảng Cát Lái và Hải Phòng đã bị Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Cục Bảo vệ thực vật phát hiện nhiễm mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier còn sống.

Cho đến ngày 16-01- 2017, tiếp tục phát hiện thêm 40 container lạc với khối lượng gần 1.000 tấn lạc nhập khẩu từ Indonesia bị nhiễm loài mọt này. Loài mọt này có thể gây tổn thất lớn cho các loại nông sản bảo quản trong kho, gây hại lạc, hạt muồng, hạt ca cao, đậu cô ve và quả me – Theo Dân Trí.

Do một số nông sản nhập khẩu từ Indonesia bị nhiễm mọt nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm dừng nhập khẩu (Ảnh internet)

Liên quan tới nông sản nhập khẩu tại Indonesia, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong gần 4 tháng, hơn 175 tấn quả me Tamarindus indica nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam qua cảng Cát Lái đã bị Cục Bảo vệ thực vật phát hiện nhiễm mọt lạc còn sống.

Trước đó, thông tin từ Chất lượng Việt Nam cho hay, có hơn 175 tấn me Tamarindus indica nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam qua cảng Cát Lái được xác nhận chứa Caryedon serratus Olivier còn sống. Thông tin này được đại diện Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp.

Caryedon serratus Olivier là loài mọt nguy hiểm, thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và chưa có trên lãnh thổ Việt Nam. Loài mọt này có thể gây tổn thất lớn cho các loại nông sản bảo quản trong kho, gây hại lạc, hạt muồng, hạt ca cao, đậu côve và quả me.

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC