Thứ tư, 24/04/2024 | 00:31
RSS

Nhà có trẻ nhỏ nhất định phải có ít nhất 1 quả chanh tươi và đây là lý do

Thứ ba, 28/03/2017, 19:05 (GMT+7)

Mọi người sẽ vô cùng bất ngờ trước công dụng của chanh đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thành phần chủ yếu của chanh là carbohydrate chiếm 10% và gần 90% là nước. Các carbohydrate trong chanh chủ yếu là chất xơ, đường đơn như glucose, fructose và sucrose.

Chất xơ chính trong chanh là pectin, một chất xơ hòa tan. Chất xơ này có tác dụng giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.

Trong chanh còn chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin C, B6 và nguyên tố vi lượng kali. Giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxi hóa vì vậy tốt cho hệ thống miễn dịch và tốt cho da. Chanh giúp làm giảm huyết áp, tốt cho tim mạch và rất nhiều bệnh khác.

Từ những thành phần có trong chanh, hãy cùng khám ra xem công dụng của chanh đối với trẻ nhỏ:

tác dụng của chanh tươi1

Thanh nhiệt, hạ sốt

Nước chanh là một thức uống giải khát rất tốt trong mùa hè nhờ tính mát của chanh. Nước chanh giúp bổ sung vitamin và khoáng chất bị mất do bài tiết qua da.

Khi trẻ bị sốt mà chưa kịp đưa đến bệnh viện hoặc cho uống thuốc, có thể lấy chanh, cắt lát mỏng chà lên trán, khuỷa tay, dọc sống lưng để hạ sốt.

Ngoài ra để giảm sốt, có thể vắt nước cốt chanh vào nước nóng, trà, hoặc nước pha mật ong để tăng tốc độ tiết mồ hôi khi trẻ bị ốm.

Nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa

Uống nước chanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên không được uống nước chanh khi đang đói. Làm ảnh hưởng đến dạ dày, lâu ngày có thể mắc bệnh đau dạ dày.

tác dụng của chanh tươi2

Sát trùng

Khi trẻ bị côn trùng cắn, muỗi đốt, có thể dùng chanh đắp lên vết đốt hoặc nhỏ một giọt nước cốt chanh vào để giảm bớt tình trạng đau ngứa.

Cải thiện tình trạng răng miệng

Nếu trẻ bị đau răng, sưng, chảy máu nướu. Hãy cho trẻ ngậm một lát chanh tại vùng bị đau. Triệu chứng đau, sưng sẽ giảm.

tác dụng của chanh tươi3

Những lưu ý khi sử dụng chanh

Không uống trực tiếp nước cốt chanh vì nồng độ axit rất cao. Nếu uống trực tiếp sẽ làm hại dạ dày, gây Viêm loét dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Không pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng. Việc này có thể phá vỡ cấu trúc các enzym và hợp chất trong chanh.

Không uống nước chanh khi đang đói. Chỉ nên uống nước chanh sau khi ăn 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước chanh khi đói sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa. Gây đau dạ dày.

Những người bị lạnh trong người, đau dạ dày không nên uống nước chanh vì có thể gây cảm lạnh hoặc đau dây thần kinh, cứng khớp ngón tay, rối loạn tiêu hóa…

Clip ăn hoa quả ngay sau bữa ăn "cần" tính khoa học. Nguồn: VTC14

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.