Thứ năm, 25/04/2024 | 14:50
RSS

Nhà có trẻ nhỏ nhất định phải biết 12 điều “đại kỵ” để bé luôn bình an, khỏe mạnh

Thứ bảy, 24/12/2016, 08:42 (GMT+7)

Có rất nhiều quan niệm dân gian giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt và luôn gặp bình an trong cuộc sống, ba mẹ nên quan tâm và ghi nhớ những điều đại kỵ với trẻ.

Trong quan niệm dân gian ở nước ta, có rất nhiều điều vô cùng kì bí không thể lí giải được trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng thực sự có hiệu quả và có những điều đại kỵ với trẻ mà cha mẹ nên tránh để con luôn khỏe mạnh. Bài viết dưới đây không cổ súy, chỉ mang tính chất tham khảo.

Dân gian truyền lại 12 điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ nào cũng cần phải biết.

điều đại kị với trẻ1

Ba mẹ nhất định phải biết 12 điều đại kỵ với trẻ

Khi mang trẻ sơ sinh ra ngoài

Theo quan niệm ngày xưa, khi bé chưa được 3 tháng 10 ngày, mỗi khi đưa bé ra ngoài thường bôi nhọ nồi lên trán đứa bé để tránh tà ma hoặc cầm dao bảo vệ đứa trẻ.

Hiện nay, không có nhọ nồi thì mẹ có thể chấm một ít son đỏ lên trán con. Khi gặp người lạ dữ vía làm cho đứa trẻ khóc, người ta sẽ đốt vía khi người lạ đi khỏi.

Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều

Trẻ nhỏ hay khóc đêm, gọi là khóc dạ đề. Muốn chữa khỏi, ba mẹ phải sang nhà hàng xóm mượn lấy chiếc cọc chuồng lợn hoặc một con dao cũ đã cùn ném xuống gầm giường. Đến đêm bé sẽ dừng khóc và ngủ ngon lành.

điều đại kị với trẻ2

Những điều cấm kỵ với trẻ nhỏ cha mẹ nên lưu tâm

Trẻ sơ sinh ngủ mãi không dậy

Khi trẻ ngủ không chịu dậy, mẹ có thể xin vài cái tóc mai của người khác họ (không cùng huyết thống, họ hàng). Sau đó cầm những sợi tóc phảy vào miệng đứa trẻ cho nó tỉnh.

Khi trẻ bị nấc cụt

Mẹ cho bé trai uống 7 ngụm nước nhỏ tương đương với 7 vía của bé trai, còn bé gái uống 9 ngụm tương đương với 9 vía của bé gái. Hoặc lấy ngọn lá trầu không dán vào trán bé cho khỏi.

điều đại kị với trẻ3

Khi trẻ bị nấc cụt lấy ngọn lá trầu không dán vào trán bé

Khi khách đến thăm trẻ sơ sinh

Khách đến thăm trẻ, không được khen bé xinh đẹp, mập hay nặng cân. Theo quan niệm dân gian, khen như vậy bị coi là quở, làm cho trẻ lười bú, suy sút, đau ốm. Nếu muốn khen điều gì phải kèm theo từ “trộm vía”.

Lưu ý khi bồng bế trẻ sơ sinh

Không đưa con qua cửa sổ cho người khách bồng bế, vì sợ sau lớn lên sẽ làm nghề trộm cắp.

điều đại kị với trẻ4

Không đưa con qua cửa sổ cho người khách bồng bế

Trẻ sơ sinh khóc dữ dội mãi không chịu nín

Người xưa gọi trẻ khóc liên miên và dữ dội là đau bão, phải mượn người nhổ bão trên đầu người mẹ, khi đang ôm con ép vào bụng. Tức là giật những sợi tóc quấn lại với nhau thành từng mớ trên đầu người mẹ.

Khi trẻ bị ngã, dỗ mãi không nín

Nếu trẻ ngã đau, dỗ mãi không nín thì cha mẹ nên vẩy nước vào nơi bé vừa ngã. Bé sẽ thôi khóc và nín một cách kì lạ dù không ai dỗ.

điều đại kị với trẻ5

Nếu trẻ ngã đau nên vẩy nước vào nơi bé vừa ngã

Khi trẻ hắt hơi

Mỗi khi con trẻ hắt hơi thì phải chúc “Sống lâu trăm tuổi” để cầu phúc cho con luôn khỏe mạnh và chóng lớn.

Khi trẻ chậm lớn, còi cọc

Nếu trẻ lớn chậm, yếu ớt hay ốm đau thì bế con chui qua áo quan của người già già bậc thượng thọ lúc đưa đám. Bé sẽ khỏe mạnh và ăn tốt hơn.

điều đại kị với trẻ6

Điều đại kỵ đối với trẻ sơ sinh là không cho bé soi gương

Không cho trẻ sơ sinh soi gương

Không nên cho trẻ soi gương vì bé sẽ sợ, hay khóc, hoảng loạn và tối ngủ không ngon giấc. Không nên để gương chiếc thẳng soi vào giường nơi em bé nằm.

Clip: Những kiêng kị khi đến thăm trẻ sơ sinh

Lưu ý trong phòng của trẻ

Trong phòng của trẻ nên được tổ chức ngăn nắp, hợp lý, bởi vì sự lộn xộn sẽ phá vỡ dòng chảy của năng lượng và tạo nên cảm giác về sự hỗn loạn, mơ hồ.

Tuyệt đối không được treo, đặt các bức tranh có hình tượng quái dị hung ác vì khi phạm điều này thì tính cách em bé cũng trở nên quái dị nóng nảy và hung ác.

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.