Thứ năm, 28/03/2024 | 22:25
RSS

"Ngày hội kết nối giao thương" và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp gia đình tỷ đô

Thứ hai, 02/10/2017, 19:01 (GMT+7)

"Ngày hội kết nối giao thương" là sự kiện để cộng đồng doanh nhân mở rộng mạng lưới quan hệ và đẩy mạnh hoạt động hợp tác giao thương.

Ngày hội kết nối giao thương, Tân Hiệp Phát

Các đại biểu chia sẻ về kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp gia đình trong "Ngày hội kết nối giao thương".

Ngày 30/9, sự kiện "Ngày hội kết nối giao thương" đã diễn ra tại TP. HCM do Tập đoàn Tân Hiệp Phát tổ chức. Đây là dịp để cộng đồng doanh nhân tại TP HCM mở rộng mạng lưới quan hệ và đẩy mạnh hoạt động hợp tác giao thương.

Tại Ngày hội kết nối giao thương, những doanh nhân tham dự cùng thảo luận về mô hình doanh nghiệp gia đình. Theo đó, đây là mô hình đang phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam bởi nó là nhân tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tại Việt Nam, 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất đã đóng góp khoảng 1/4 GDP cả nước. Tuy nhiên, để điều hành được một doanh nghiệp gia đình là một bài toán khó đối với chủ doanh nghiệp hiện nay. 

Phát biểu tại “Ngày hội kết nối giao thương”, bà Trần Uyên Phương, Phó Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, cho biết, mặc dù khái niệm, mô hình doanh nghiệp gia đình đã phát triển cách đây 60 - 70 năm trước ở các nước châu Âu, Ấn Độ… nhưng nó vẫn còn khá mới tại Việt Nam. 

“Điểm mạnh của doanh nghiệp gia đình chính là sự lãnh đạo doanh nghiệp ổn định, sự trung thành mạnh mẽ của người liên quan và có những kế hoạch phát triển, đầu tư dài hạn… Đặc biệt, do là người thân trong gia đình nên họ luôn sẵn sàng hy sinh vì công ty, doanh nghiệp. Điểm yếu của doanh nghiệp gia đình là sự chiếm hữu về lãnh đạo dài hạn, sự kiểm soát tập trung dẫn đến không đủ vốn để tái đầu tư, tắc nghẽn trong quá trình hoạt động…", bà Trần Uyên Phương cho biết.

Được biết, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp gia đình được đánh giá là thành công bậc nhất ở Việt Nam, có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Sau 23 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp này đã khẳng định vị thế trong ngành nước giải khát Việt Nam với nhiều sản phẩm được tin dùng trong nước và xuất khẩu tới gần 20 quốc gia trên thế giới Giá trị hiện tại của doanh nghiệp này đã lên đến hàng tỷ USD.

Ngày hội kết nối giao thương, Tân Hiệp Phát

Ông Trần Quý Thanh, CEO Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng, phát triển và điều hành Tập đoàn Tân Hiệp Phát từ một doanh nghiệp nhỏ đến một doanh nghiệp có doanh thu tỷ đô.

Để vận hành một doanh nghiệp có giá trị hàng tỷ USD, Tân Hiệp Phát hiện có 2.500 đối tác doanh nghiệp với số lượng người lao động lên tới hơn 100.000 người. Bản thân công ty này cũng tạo ra công việc cho gần 10 ngàn công nhân viên. Tuy nhiên, để quản trị một doanh nghiệp gia đình phát triển là một vấn đề vô cùng khó.

Ông Trần Quý Thanh, CEO của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, để quản trị doanh nghiệp gia đình, cần phải quản trị doanh nghiệp đó theo hướng chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp, đặc biệt không dùng cảm tính. "Mọi người trong doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và chính sách mà công ty đề ra", ông Trần Quý Thanh khẳng định.

“Tôi luôn dạy các con việc kế thừa một doanh nghiệp không phải là một đặc lợi, mà là một trọng trách. Vì vậy, tôi trao truyền cho những người con của mình cách tự đứng lên mạnh mẽ với cuộc sống để chúng biết nghĩ cho sáng, biết làm cho chuẩn”, ông Trần Quý Thanh chia sẻ thêm.

“Dựa trên những nghiên cứu và công việc với hàng trăm doanh nghiệp gia đình trên 65 nước, chúng tôi đã phát triển và ứng dụng những giải pháp tốt nhất cho việc quản lý doanh nghiệp gia đình. Theo đó, để phát triển doanh nghiệp gia đình, các thành viên cần phân biệt rõ ràng gia đình và công việc, không đem những vấn đề của gia đình lấn át vào công việc và ngược lại. 

Cần tái đầu tư một cách nhiệt tình và táo bạo khôn ngoan, quản lý tài chính thận trọng, thế hệ đi trước phải truyền cảm hứng, nhiệt huyết kinh doanh cho các thế hệ đi sau, kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự chuyên nghiệp hóa và chủ nghĩa gia đình…” bà Uyên Phương chia sẻ thêm.

Hiện nay, Tập đoàn Tân Hiệp Phát được xem là một trong những thương hiệu xứng tầm đối trọng với các hãng nước giải khát ngoại tại thị trường Việt Nam. Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhà máy nước tăng lực đóng chai thủy tinh duy nhất tại Việt Nam. Tập đoàn này cũng đã và đang mở rộng quy mô, năng suất bằng việc xây dựng hàng loạt nhà máy tại Hà Nam, Chu Lai, Hậu Giang và đầu tư công nghệ Aseptic có tổng trị giá lên tới 300 triệu USD nhằm nâng công suất lên mức 2,4 tỷ lít/năm. 

Thanh Hà
Theo Đời sống Plus/GĐVN