Thứ tư, 17/04/2024 | 06:31
RSS

Mẹ bỉm sữa chia sẻ cách cho con đi học "một phát ăn ngay"

Thứ ba, 15/08/2017, 16:37 (GMT+7)

Thay vì nịnh mua cho trẻ những món đồ ưu thích hay đưa đi chơi để "dụ" con đi nhà trẻ, hãy thử tham khảo phương pháp dưới đây của chị Hà Ngọc Nga để mọi việc trở nên đơn giản.

Dạy con sao cho khéo luôn là điều trăn trở của mỗi người mẹ, nhất là khuyên bảo con đi nhà trẻ. Mới đây, trên trang cá nhân chị Hà Ngọc Nga, BTV một tờ báo phụ nữ cũng là một người mẹ bỉm sữa đã chia sẻ cách cho con đi học "một phát ăn ngay".

Kinh nghiệm cho con đi nhà trẻ

Kinh nghiệm cho con đi nhà trẻ không một tiếng khóc BTV báo chí

Phương pháp giúp bé thích đi nhà trẻ

Dưới đây là phương pháp cho con đi của người mẹ bỉm sữa:

"Đúng 18 tháng bé đi học và có thể gọi là khá ổn vì không khóc quá nhiều, không suy sụp đến mức ốm và rất yêu trường lớp. Ngoài yếu tố trường tốt, cô giáo có tâm thì mẹ cũng chuẩn bị khá chu đáo cho ngày đầu tiên đến trường của em:

1. Nói trước với con là con đã đến tuổi đi nhà trẻ

Việc này mẹ sẽ nói trước đi 1,2 tháng để dần đi vào nhận thức của con. Sẽ có nhiều mẹ băn khoăn là con quá nhỏ liệu nói thì con có hiểu không? Tất nhiên là có, vấn đề là mẹ sẽ nói như thế nào? Mình thường chọn lúc bé thoải mái mới bắt đầu nói: "Em ơi, 2 tháng nữa em sẽ đi nhà trẻ đấy!" và thường vẽ ra ở nhà trẻ là đâu, có gì thú vị, mẹ sẽ để em lại đó mấy tiếng và về đón, lí do vì sao....

Bên cạnh đó, mình chơi trò giả bộ đi nhà trẻ với con ở nhà. Bé rất thích. Ở thời điểm đó sau 1 tuần nói chuyện về chủ đề này bé tỏ vẻ hào hứng khi nói đến nhà trẻ.

Kinh nghiem cho con di nha tre

Phương pháp nuôi dạy con kiểu Việt được chị Ngọc Nga áp dụng linh hoạt

2. Đọc sách về nhà trẻ củng cố thêm tinh thần cho con

Bộ truyện "Bí kíp đi nhà trẻ vui vẻ" của NXB Kim Đồng quả thực rất hiệu quả và hay. Bộ sách gồm 6 cuốn với các chủ đề: Nhà trẻ là gì? Đi nhà trẻ an toàn và khỏe mạnh; Ứng xử thế nào ở nhà trẻ; Ở nhà trẻ mình học gì? Ở nhà trẻ mình làm gì? Đi trẻ có vui không? 

Đã có lần mình chia sẻ cực kì thích bộ sách này vì chúng rất tỉ mỉ và thú vị. Tất cả những vấn đề khi đi nhà trẻ đều được viết khá kĩ với hình thức tương tác tốt nên khá hấp dẫn trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể lựa chọn những cuốn sách khác về chủ đề này để bé cảm nhận sâu hơn.

3. Cho bé tham quan trường và cô giáo trước

Tiêu chí chọn trường thì tùy vào mỗi gia đình và quan điểm giáo dục của mỗi bậc cha mẹ, khi chọn được trường nên cho bé đến đó tham quan một vài lần và làm quen với cô giáo phụ trách. Và mỗi lần tham quan đều nhắc lại cho bé là nơi đây con sẽ học, đến thời gian nào con sẽ bắt đầu và khi đi học bố mẹ sẽ để con ở lại với cô giáo.

phuong phap nuoi day con

Chị Ngọc Nga thường xuyên ở lại chơi với bé mỗi khi đi đón con

4. Đừng đón trẻ nửa buổi

Đây là kinh nghiệm cô giáo bé bày cho mình. Sẽ có nhiều bố mẹ xót khi con khóc nhiều nên cứ nửa buổi lại đón con về, như vậy bé sẽ khó thích nghi hơn vì cứ đến giờ đó là ngóng ba mẹ. Những ngày đầu đi trẻ vẫn nói với con là con ở đây cuối ngày mẹ đón, có thể đón sớm hơn chút nhưng hãy để bé hiểu là hết ngày, đến đúng giờ đó mẹ mới đón mình.

Có thể một vài ngày trẻ sẽ khá buồn nhưng sẽ nhanh chóng chấp nhận khoảng thời gian mà mình ở lớp.

5. Luôn tạo hình ảnh tốt đẹp về trường lớp cho con

Không bao giờ được dọa kiểu: không ngoan thì đi học, mẹ bắt đi học bây giờ, mẹ mách cô giáo, cô giáo phạt bây giờ... khiến trẻ hình thành tâm lí sợ đến trường. Hãy luôn nói về trường lớp của bé với lời tốt đẹp.

Ví dụ, khi đón bé mình thường nán lại cho con chơi trong khuôn viên trường và nói: "Ôi trường của con đã quá! Có nhiều cát tha hồ mà đào hầm nhỉ? Có bãi cỏ nằm đã quá nhỉ? Mẹ cũng muốn được đi học như em tha hồ mà múa hát, tha hồ mà chơi đất nặn".

mẹo bé thích đi học mẫu giáo

Giúp bé yêu trường yêu lớp ngay từ khi chưa đi nhà trẻ

Dạy bằng lí trí, nuôi bằng yêu thương

Là một của một bé trai gần 4 tuổi chị Hà Ngọc Nga chia sẻ bé là người khá vui vẻ nhưng cá tính đôi khi cứng đầu và lắm lí lẽ.

Khi được hỏi về phương pháp nuôi dạy con theo kiểu Nhật, Do Thái hay Mỹ chị cho biết: “Mình dạy con theo kiểu Việt, nghĩa là phương pháp nuôi dạy phải phù hợp với điều kiện của mình và tính cách của bé. Hơn nữa, mình khá tâm đắc với phương châm dạy con: dạy bằng lí trí, nuôi bằng yêu thương”.

Với bài viết logic và giàu tính thuyết phục nói về cách đưa con tới trường, chị Ngọc Nga chia sẻ đã có lúc phạm phải sai lầm trong quá trình nuôi dạy bé nhưng dù như thế nào quan trọng là bản thân phải nhìn ra được sai lầm đó.

Bên cạnh đó, mỗi khi lúng túng không biết xử lý chuyện của bé ra sao, chị Ngọc Nga đã tìm đến những chuyên gia về giáo dục và những người am hiểu trẻ để nghe họ phân tích.

meo be thich di hoc mau giao

"Dạy bằng lí trí, nuôi bằng yêu thương” là phương châm được chị Ngọc Nga áp dụng

“Làm mẹ, làm bố mình nghĩ là phải học một cách linh hoạt chứ chẳng có công thức thuộc lòng nào”, chị Ngọc Nga khẳng định.

Ngoài những chia sẻ để việc cho bé đi học được dễ dàng, chị Ngọc Nga còn cho biết thêm: “Con mình rất thích đi học nhưng lâu lâu lại: “Mẹ ơi con không đi học đâu”, rồi mè nheo, ỉ ôi đủ thứ. Lúc đó trong lòng chỉ nghĩ: “Thôi chết, ở trường ra sao mà thằng bé không muốn đi học”, rồi đâm ra lo lắng, sau lan cả sang con.

Dần, mình nhận ra, đó là tâm lý rất bình thường của một đứa trẻ và điểm mấu chốt là ở bố mẹ. Khi xác định được đó là chuyện bình thường thì bậc cha mẹ mới có thể thoải mái để làm tâm lý cho con”.

Nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng có thể đủ bình tĩnh để nhìn nhận lại vấn đề, trước vấn nạn, giáo viên đánh các bé chỉ vì biếng ăn, không ngủ trưa, trêu bạn,…. Hãy tham khảo cách chị Ngọc Nga đã áp dụng thành công với bé trai ở nhà.

kinh nghiệm nuôi dạy trẻ

Bố mẹ luôn là người bình tĩnh để tạo ra tâm lý thoải mái cho trẻ

Đầu tiên, trao đổi với cô giáo là tâm lí bé đang không muốn đi học để ở lớp cô có những hoạt động quan tâm hơn đến bé. Ví dụ có lần bé nhà mình nói là con không muốn đi học đâu vì không ai chơi với con. Lúc đó bé mới gia nhập lớp montessories nên không có bạn chơi, mình trao đổi lại và cô giáo đã có những phương pháp giúp con kết nối được với bạn.

Và quan trọng nhất đó là tâm sự với con nhiều hơn về trường lớp, đừng hỏi những câu chung chung: Hôm nay ở lớp con có gì? hãy bắt đầu: Hôm nay ở công ty mẹ vui lắm vì ngày thành lập công ty ai cũng được tặng hoa, xong con bị cuốn hút và tự dưng có nhu cầu chia sẻ với mình về lớp học. Đó là động lực để khiến chon cảm thấy môi trường mình đang học thật thú vị.

Ngoài ra, việc con mới bắt đầu đi học có thể khóc, sốt, ốm... bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu như đã tin tưởng trường và cô giáo. Theo mình để chuẩn bị cho con đi học quan trọng nhất là bố mẹ chọn được trường phù hợp cho con, vật chất có thể kém nhưng cô giáo phải là người có tâm, đó là tiêu chí của mình.

10 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy bé. Nguồn: Cách dạy con

N.Q
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.