Thứ tư, 17/04/2024 | 06:50
RSS

Mách mẹ cách lấy ráy tai an toàn, không đau cho bé ngay tại nhà

Thứ ba, 10/01/2017, 09:50 (GMT+7)

Nhiều mẹ muốn lấy ráy tai cho con nhưng lại có tâm lý sợ làm đau con. Hãy tham khảo cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất để các mẹ giúp các con yêu luôn thoải mái và sạch sẽ.

Ráy tai được tạo ra từ phần da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra. Ráy tai được sản xuất thường xuyên và liên tục, đẩy từ những vùng sâu bên trong ra ngoài ống tai. Vì vậy, các mẹ chỉ nên vệ sinh, thực hiện các biện pháp chăm sóc tai thông thường ở vùng tai ngoài của bé.

Ráy tai thường có 3 dạng: ướt, khô và cứng, có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Trong trường hợp bình thường, các ba mẹ không cần lấy ráy tai cho bé. Nếu thấy ráy tai quá nhiều nên có cách lấy ráy tai cho bé cho an toàn.

cách lấy ráy tai cho bé1

Cách lấy ráy tai cho bé an toàn và không đau

Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng cách nào?

Theo các bác sĩ tai – mũi – họng, các mẹ chỉ nên dùng một chiếc khăn mềm thấm một ít nước ấm rồi lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là có thể vệ sinh tai hiệu quả.

Sau khi dùng khăn mặt mỏng lau sạch các góc tai ngoài, hãy xoắn một đầu khăn lại như hình cái kén rồi đưa một đoạn ngắn nhẹ nhàng vào trong ống tai bé. Làm như vậy các ba mẹ sẽ chạm tới ráy tai và khiến nó tự rơi ra ngoài. Nên tránh đụng chạm nhiều đến ống tai vì càng kích thích, ráy tai sẽ sản sinh càng nhiều.

Hoặc mẹ có thể dùng những loại tăm bông nhỏ, thấm nước muối sinh lý để lau sạch vành tai,

các ngách trong vành tai, nếp da tai… ở vùng tai ngoài.

cách lấy ráy tai cho bé2

Mẹo lấy ráy tai cho trẻ hiệu quả

Tuyệt đối không dùng tăm bông, vật nhọn cứng để lấy ráy tai cho bé vì việc này có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong ống tai, gây tích tụ ráy tai hay đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Ngoài ra, có thể gây thủng màng nhĩ, nhiễm trùng tai, để lại sẹo, thậm chí bị điếc.

Xử lý nút ráy tai như thế nào?

Nút ráy tai là tình trạng ráy tai không được đào thải ra bên ngoài một cách tự nhiên mà bám chặt, tích tụ càng nhiều vào bên trong, trên thành ống tai, tạo thành nút ráy khô nút kín lỗ tai.

Nguyên nhân gây nút ráy tai có thể do: rối loạn bài tiết ống tai, hẹp ống tai, ô nhiễm môi trường, vệ sinh tai không đúng cách… Để nhận biết dấu hiệu của tình trạng này, các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như: trẻ khó chịu, vò đầu bứt tai, ù tai, khả năng nghe của bé kém.

cách lấy ráy tai cho bé3

Lấy ráy tai không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ

Khi thấy bé có các dấu hiệu nút tai, mẹ có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, từ 3-5 lần hoặc nhiều hơn, mỗi lần từ 10 – 20 giọt. Mục đích nhằm để cho dung dịch thấm vào nút tai, làm nút ráy tai mềm đi hoặc rã ra.

Nếu nút ráy tai rã ra nhiều, mẹ tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

Nếu sau 5 – 7 ngày, nút ráy tai vẫn không được đẩy ra khỏi ống tai, mẹ không được tự ý dùng mọi cách để gắp ráy tai ra mà đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng xử lý.

Clip: Hướng dẫn vệ sinh mắt, mũi, tai trẻ đúng cách. Nguồn: Deca.vn

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.