Thứ sáu, 29/03/2024 | 14:36
RSS

Lộ nhiều điểm bất hợp lý ở cầu đi bộ bắc qua đường sắt ở Thanh Hóa

Thứ năm, 21/06/2018, 08:16 (GMT+7)

Đại diện chính quyền địa phương cho rằng nếu cầu đi bộ được đặt ở nút giao chuẩn bị đóng thì sẽ giải quyết tốt hơn nhu cầu của người dân thay vì phải đi 500m như thời điểm hiện tại.

Cầu đi bộ kỳ lạ bắc qua đường sắt ở Thanh Hóa: Nhiều điểm bất hợp lý Hình ảnh cây cầu vượt bắc ngang qua đường sắt gây xôn xao trên mạng xã hội

Liên quan đến vụ việc cầu đi bộ được cho là “kỳ lạ” khi chỉ được bắc qua chiều ngang của đường sắt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hán, Chủ tịch UBND xã Quang Trung - nơi được đặt cầu cho biết cầu đi bộ được xây dựng có vị trí đặt chưa được hợp lý.

Lý giải về điều này, ông Hán cho biết: “Xã Quang Trung có tổng cộng 6 thôn trong đó 3 thôn ở bên này đường tàu và 3 thôn nằm ở bên kia đường tàu.

Sắp tới sau khi ngành đường sắt đóng cửa đường ngang dân sinh vào Quốc lộ 217B trên địa bàn của xã. Về mặt lý thuyết, nếu như các cấp ngành thực hiện xây dựng luôn một cầu tại nút giao này sẽ giải quyết được vấn đề của người dân hơn là việc phải di chuyển khoảng 500m nữa mới sang được bên kia đường”, ông Hán cho biết.

Lý giải về điều này, ông Hán thông tin thêm, mới đầu, cầu dự định sẽ được xây dựng luôn tại nút giao chuẩn bị đóng nhưng do kinh phí giải phóng mặt bằng quá cao nên chiếc cầu đi bộ bắt buộc phải chuyển xuống địa điểm cách nút giao chuẩn bị đóng 500m.

Một điểm bất cập nữa của cầu đi bộ được ông Hán đề cập đến chính là việc cây cầu này chỉ dành cho người đi bộ chứ không phục vụ nhu cầu đi lại của người điều khiển phương tiện cơ giới.

Cầu đi bộ kỳ lạ bắc qua đường sắt ở Thanh Hóa: Nhiều điểm bất hợp lý 2Nhiều điểm bất hợp lý liên quan đến cây cầu vượt này

“Hai bên đường sắt có nhiều trường học, trạm xá cũng như các công trình công cộng. Việc đưa đón con đi học, làm việc hay đi chơi chủ yếu thực hiện bằng phương tiện giao thông chứ ít ai có nhu cầu đi bộ.

Trong khi chiếc cầu này chỉ phục vụ cho người đi bộ, các phương tiện muốn lưu thông khi nút giao này đóng lại sẽ buộc phải di chuyển ngược lại 500m nữa.

Khi có thông tin về việc xây dựng cầu, người dân cũng đã có kiến nghị nên xây một cây cầu vượt mà cả người đi bộ cũng như các phương tiện như xe máy, xe đạp cũng có thể lưu thông được nhưng không hiểu sao các đơn vị liên quan chỉ làm cây cầu để phục vụ cho người đi bộ”, ông Hán chia sẻ.

Điểm chưa được hợp lý nữa được ông Hán cung cấp đó là việc nếu có người đi bộ qua cầu sẽ di chuyển trực tiếp xuống lòng đường của Quốc lộ 1A. Với lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông rất lớn ở đây thì việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Theo tìm hiểu của PV, cầu vượt dành cho người đi bộ gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày vừa qua là một hạng mục trong dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Đây là cây cầu vượt đường sắt dành cho người đi bộ duy nhất tại tỉnh Thanh Hóa Tổng chi phí xây dựng cây cầu vượt có giá trị khoảng 1 tỷ đồng.

Trước đó, trao đổi với PV, ông Bùi Huy Hùng, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn cho biết dự định trong thời gian tới sẽ tiếp tục có cây cầu đi bộ bắc qua đường sắt thứ 2 đươc xây dựng trên địa bàn thị xã.

Xem thêm:

Bắt quả tang nguyên Phó chủ tịch HĐND đưa ma túy đi tiêu thụ

Tuấn Khang
Theo Đời sống Plus/GĐVN