Thứ sáu, 29/03/2024 | 17:37
RSS

Kinh ngạc trước những viên kim cương đắt giá nhất hành tinh

Thứ bảy, 16/12/2017, 11:45 (GMT+7)

Bạn sẽ kinh ngạc khi biết giá trị thực của những viên kim cương đắt giá nhất hành tinh sau đây.

Viên kim cương De Beers Centenary (trị giá 100 triệu USD)

Một trong những viên kim cương đắt giá nhất hành tinh là viên Centenary với độ trong suốt hoàn hảo và vẻ ngoài hoàn mĩ tuyệt đỉnh.

Những viên kim cương đắt giá nhất hành tinh

Viên kim cương De Beers Centenary. Ảnh: Internet

De Beers Centenary với trọng lượng 273.85 carat (tương đương 54.77 grams), là viên kim cương lớn thứ 3 trên thế giới được tìm thấy tại mỏ Premier. Nó được công bố vào tháng 5/1991 sau khi đã được hoàn thành các công đoạn cắt dũa cầu kì.

Viên kim cương Hope (trị giá 350 triệu USD)

Kim cương Hope nặng 45.52 carat (tương đương 9.10 grams), hiện tại nằm trong bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington.

Những viên kim cương đắt giá khiến nhiều người kinh ngạc

Viên kim cương Hope. Ảnh: Internet

Hope có màu xanh tím - màu của hy vọng, bởi số lượng các boron trong cấu trúc tinh thể của nó. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của tia tử ngoại nó lại chuyển sang sắc đỏ vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn. Hope được xếp vào top những viên kim cương đắt giá nhất hành tinh với giá trị 350 triệu USD.

Viên kim cương Cullinan (trị giá 400 triệu USD)

Cullinan là viên kim cương thô lớn nhất thế giới từng được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay. Nó có khối lượng lên đến 3.106,75 cara (621,350 g).

Viên kim cương Cullinan. Ảnh: Internet

Viên kim cương này được tặng lại cho Hoàng gia Anh, nó được đẽo gọt thành 9 viên đá nhỏ hơn. Trong đó viên kim cương lớn nhất là viên Cullinan II hay còn gọi là "Ngôi sao sáng nhất châu Phi", có khối lượng lên đến 530,4 cara (106,08 g).

Đây cũng chính là viên kim cương qua tạo tác lớn nhất thế giới cho đến nay. Nó được gắn trên cây vương trượng của vua Anh. Ngoài ra còn 8 viên nhỏ hơn và gần 100 viên nhỏ khác được tạo tác từ những viên vụn khi đẽo gọt từ Cullinan.

Viên kim cương Sancy (vô giá)

Sancy có màu vàng chanh nhạt nặng 55.23 carat (tương đương 11.05 grams), có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Viên kim cương với sắc vàng nhạt tuyệt đẹp này lúc đầu thuộc về sở hữu của Charles the Bold, công tước xứ Burgundy. Thế nhưng, nó lại được đặt theo tên của người chủ sau này, ngài Seigneur de Sancy, viên đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối thế kỷ 16.

Viên kim cương Sancy. Ảnh: Internet

Vào năm 1664, Sancy đã đem bán nó cho vua James I của Anh. Năm 1688, vua James II, vị vua cuối cùng của triều đại Stuart của Anh đã bỏ trốn cùng nó đến Paris và trong cuộc cách mạng Pháp, tung tích của viên kim cương này đã hoàn toàn mất dấu.

Cho mãi đến năm 1828, người ta mới lại nghe tin về nó và sau nhiều cuộc mua bán trao tay giờ thì nó đang yên vị tại phòng tranh Apollo thuộc viện bảo tàng Louvre của Pháp.

Viên kim cương Koh-i-Noor (vô giá)

Cái tên Koh-i-Noor có ý nghĩa là "Ngọn núi ánh sáng", có xuất xứ từ Ba Tư, có các cách đánh vần khác như Koh-e Noor hay Koh-i-Nur. Nặng 105 carats (tương đương 21.6 grams), "Ngọn núi ánh sáng" chính là viên kim cương lớn nhất và tinh khiết nhất trên thế giới.

Viên kim cương Koh-i-Noor. Ảnh: Intenet

Koh-I-Noor nặng 793 carat khi chưa cắt và là viên kim cương lớn nhất từng được biết. Đến nay, viên kim cương này chỉ còn trọng lượng 105,6 carat (khoảng 21.6 gam). Koh-I-Noor đã từng thuộc về nhiều triều đại như một chiến lợi phẩm của các cuộc chiến.

Năm 1849, viên kim cương được chuyển quyền sở hữu từ Đế quốc Ấn Độ cho Công ty Đông Ấn Anh theo Hiệp ước Lahore và được gắn vào vương miện của Nữ hoàng Anh, hiện đang trưng bày ở tháp Luân Đôn.

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN