Thứ sáu, 19/04/2024 | 07:48
RSS

Những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại

Thứ bảy, 11/11/2017, 12:57 (GMT+7)

Bàn chải đánh răng, tiền giấy, ô dù... là những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại.

Tiền giấy (TK 8)

Nhắc đến những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại, không thể không kể đến tiền giấy. Ít ai biết, tờ tiền giấy đầu tiên được phát minh từ từ Trung Quốc cổ đại. Họ bắt đầu sử dụng tiền giấy dưới dạng những chi phiếu từ cuối thế kỷ thứ 8 hoặc đầu thế kỷ thứ 9.

Những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại

Tiền giấy- một trong những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại. Ảnh: internet

Đây cũng chính là tiền đề để nhân loại sản xuất ra những loại tiền giấy hiện đại mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

Trước đó, giấy cũng được phát minh bởi người Trung Quốc có tên là Cải Luân, đời nhà Tống và sách vở cũng chính thức được ra đời vào thời gian này ít lâu sau đó.

Bàn chải đánh răng (năm 1498)

Năm 1948, dưới triều đại nhà Thanh Trung Quốc, người dân nước này đã biết sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch răng miệng sau khi ăn. Tuy vậy, tại thời điểm này bàn chải đánh răng được chế tạo bằng cách sử dụng lông ngựa thô, xương hoặc tre.

Những phát minh kinh điển của người Trung Hoa

Bàn chải đánh răng được phát minh từ thế kỷ 15. Ảnh: Internet

Phải đến hơn một thế kỷ sau, bàn trải đánh răng mới được cải tiến thành bàn trải nhựa như ngày nay chúng ta vẫn thường dùng, bởi người phương Tây.

Ô dù (1.700 năm trước)

Ô (dù) cũng là một trong những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại.

Người Trung Quốc thực tế phát minh ra chiếc dù từ 3.500 năm trước. Theo truyền thuyết, Lỗ Bản – một người thợ mộc đã chế tạo ra chiếc dù sau khi nhìn thấy những đứa trẻ lấy lá sen để che mưa. Chiếc dù do ông chế tạo có một cái khung mềm dẻo và được phủ lên trên bằng một tấm vải.

Những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại

Chiếc dù là một trong những phát minh kinh điển của người Trung Hoa cổ đại. Ảnh: Internet

Ngày nay, ô dù được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, với các kích cỡ và màu sắc, kiểu dáng khác nhau.

Thuật châm cứu (hơn 2000 năm trước)

Căn cứ theo cuốn “Hoàng đế Nội kinh” của Trung Quốc, châm cứu đã được sử dụng rộng rãi như một phương pháp trị liệu ở đất nước này từ rất lâu.

Khá nhiều loại kim châm cứu đã được phát hiện trong lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương – Lưu Thắng (thời Hán); ông mất vào khoảng 200 năm TCN. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy châm cứu đã được sử dụng ở Trung Quốc hơn 2.000 năm trước.

Người Trung Quốc biết thuật châm cứu từ hàng ngàn năm trước. Ảnh: Internet

Đặc biệt, thời Tam Quốc thần y Hoa Đà là người sử dụng rất tinh thông thuật châm cứu và từng cứu sống rất nhiều người từ bộ môn này.

Sản xuất trà uống (năm 2.737 TCN)

Theo thần thoại, trà được phát hiện lần đầu tiên bởi Thần Nông – ông tổ của ngành nông nghiệp Trung Quốc vào khoảng năm 2.737 TCN.

Vào thời nhà Đường (618-907) trà đã trở thành một thức uống phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Cuốn “Trà Kinh” được viết bởi Lục Vũ vào triều đại nhà Đường đã giải thích các phương pháp pha trà, thưởng trà cũng như chi tiết về các loại trà khác nhau.

Trà uống được biết tới tại Trung Quốc từ hơn 2000 năm trước Công Nguyên

Ở Trung Quốc, trà được coi là “quốc ẩm”, nó không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống mang tính phổ thông, mà quan trọng hơn nó còn thể hiện một nét văn hóa dân tộc.

Thuốc súng

Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả Kim thuật (còn gọi là nhà Luyện đan, kiêm đạo sĩ, chiêm tinh, chuyên tìm tòi, pha chế các dược liệu, hoá chất… mong tìm ra phương thuốc “Trường sinh bất tử” dâng lên Hoàng đế).

Trong khi mày mò, vô tình các nhà Giả Kim tạo ra thuốc nổ từ diêm tiêu và lưu huỳnh. Thuốc súng đầu tiên được tạo ra từ hỗn hợp của nitrat kali, than và lưu huỳnh.

Tuy vậy ở thời điểm đó, thuốc nổ chỉ được ứng dụng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui chơi ở cung đình và được sản xuất từ các công xưởng thuộc triều đình.

La Bàn

La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định, được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...

La bàn từ hoạt động dựa theo từ trường Trái Đất, dùng cho xác định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây ở trên mặt Trái Đất. Trên các phi thuyền bay trong vũ trụ thì phải dùng la bàn không từ tính, để định hướng theo một đối tượng chỉ hướng nào đó, ví dụ hướng về phía Mặt Trời.

La bàn do người Trung Hoa phát minh ra từ nhiều thế kỷ trước. Ảnh: Internet

Tiền thân của La Bàn ngày nay chính là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh ra từ nhiều thế kỷ trước, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm.

Kim chỉ nam ngày xưa khá khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát.Trung quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải.

Rượu uống

Rượu là một đồ uống có cồn, được sản xuất bằng cách chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian, rất thịnh hành trong ẩm thực của người phương Đông.

Khoảng đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách để xử lý các sản phẩm như giấm và nước tương bằng việc sử dụng công nghệ lên men và chưng cất.

Rược được phát minh bởi người Trung Quốc. Ảnh: Internet

Qua đó, họ đã sáng chế ra rượu bằng phương pháp này. Các khám phá khảo cổ gần đây tại Hà Nam cũng cho thấy nhiều bằng chứng về rượu của người Trung Quốc.

Tiệc rượu Hồng Môn-Điêu thuyền tuẫn tiết theo Lữ Bố. Nguồn: Tổng hợp Clip giải trí

Nam Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN