Thứ bảy, 20/04/2024 | 15:24
RSS

Kinh hãi với quy trình sản xuất rượu trong nháy mắt nhờ hóa chất

Thứ năm, 03/08/2017, 06:53 (GMT+7)

Rượu là thứ quen thuộc với đấng mày râu nhất là trên bàn nhậu. Tuy nhiên, quy trình làm ra một chai rượu của cơ sở sản xuất khiến người xem phải kinh hãi bởi trong chai rượu đó phần lớn là hóa chất.

Rượu giá rẻ sản xuất từ Hưng Yên

Theo thông tin từ VTV 24 thì cơ sở chuyên sản xuất rượu gạo ở Hưng Yên là một căn nhà được tạm ghép bằng tấm lợp. Mặc dù là nơi nấu rượu nhưng lại không có bếp nấu, và cơ sở sản xuất rượu gạo này cũng không hề có gạo. 

Theo tiết lộ của chủ cơ sở này thì mỗi ngày xưởng có thể bán từ 700 - 800 lít rượu ra thị trường.

Sản xuất rượu gạo nhưng không cần gạo. Nguồn: VTV24

Tài tình nhất của cơ sở này chính là công đoạn chắt lượng nhỏ dung dịch màu từ bồn inox ra đổ vào can nhựa, pha với một dung dịch màu trắng, ngửi thoáng qua giống như mùi cồn, sau đó, lắc mạnh để các chất hòa tan với nhau. Chỉ trong nháy mắt đã có một can rượu táo mèo, ba kích hay chuối hột.

Cơ sở sản xuất cũng cho biết họ sử dụng nguyên liệu là phẩm màu và hương liệu. Chúng được dùng để pha chế ra các loại rượu nặng nhẹ theo ý muốn một cách dễ dàng.

Chỉ khoảng 15 phút, hàng chục can rượu được pha chế xong, dán nhãn, tem và thành một thứ rượu được chủ cơ sở ngang nhiên quảng cáo là rượu gạo, ngâm thuốc 100% tự nhiên với giá rẻ bất ngờ: 15.000 đồng/lít.

Đáng lo ngại hơn, số rượu siêu rẻ, pha chế siêu tốc này nhanh chóng được vận chuyển đi tiêu thụ khắp nơi.

rượu giả

Rượu giả được sản xuất trong tích tắc nhờ hóa chất. Ảnh: Vietnamnet

Còn tại một cơ sở ở Đại Lâm, có nhiều cơ sở sản xuất sử dụng hương liệu sắn, ngô pha với nước lã là có ngay một chai rượu "truyền thống". Chính cách làm này khiến những làng nấu rượu truyền thống đang "chết dần chết mòn".

Dụng cụ dùng để chế rượu là những chiếc thùng phuy. Nước được bơm vào thùng đến một ngưỡng nhất định (được biết, chủ pha chế phải dùng… đòn gánh để đo vì chiều cao một phuy nhựa này chừng 1,5m).

Với công nghệ này, một phuy rượu chừng một khối chỉ thao tác trong vòng nửa giờ đồng hồ.

sản xuất rượu bằng thùng phuy

Tại các cơ sở, người ta sản xuất rượu bằng thùng phuy. Ảnh: Dân trí

Dọc trục đường vào Đại Lâm, còn dưới chục nhà “nấu” rượu. Tuy nhiên, mỗi một “lò” này một ngày có thể sản xuất bằng 3, 4 lần công suất của cả làng Đại Lâm ngày xưa.

Cồn được sử dụng để chế thành rượu có nồng độ cao, từ 90- 96 độ. Tỷ lệ pha chế của nó là 1 – 4 (1 lít cồn pha chế thành 4 lít rượu), tuỳ vào mức độ rượu nặng - nhẹ khác nhau mà tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, với cách “nấu” kiểu này, một phuy rượu nếu không “đẩy” nhanh, sẽ bị thối sau vài ba tháng. Đó là trở ngại duy nhất mà những “xưởng rượu không khói” ở Đại Lâm lo lắng.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Tùng (Bà Đình, Hà Nội) thì: “Hiện nay, đa số họ nấu bằng men tầu hay viên cồn pha nước lã. Đổ các quán đó chỉ khoảng 3,5 nghìn đến 5 nghìn đồng/lít. Những quán cơm bình dân cho công nhân, sinh viên và người lao động thu nhập thấp thường tiêu thụ loại rượu này”.

Anh cũng cho biết, thậm chí có nhiều loại rượu còn được pha chế từ thuốc trừ sâu, có loại chỉ pha chế bằng 1 viên thuốc vào nước theo tỉ lệ, lắc đều, chờ vài phút là thành rượu

 

Q.N (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC