Thứ năm, 25/04/2024 | 22:44
RSS

Khoe điểm của con trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại

Thứ sáu, 01/06/2018, 21:07 (GMT+7)

Nhiều cha mẹ liên tục “up” kết quả học tập của con cái lên các trang mạng xã hội, lợi chưa thấy đâu nhưng nguy hại tiềm tàng thì hiển hiện ngay trước mắt.

Khoe điểm của con trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại
Khoe điểm của con trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại. Ảnh minh họa.

Như thường lệ, cứ vào những ngày cuối năm học các em học sinh đều được nhà trường thông báo kết quả học tập, rèn luyện. Đó cũng là lúc trào lưu khoe con của nhiều phụ huynh lại được dịp bùng phát trên mạng xã hội hay các diễn đàn.

Nhiều bảng điểm của con cái được cha mẹ được chia sẻ với rất nhiều điểm 10, chiếm 3/4 các môn học chính. Ngay sau đó, những những lời tán dương hết cỡ được tung hô, bình luận.

Thấy bạn bè khoe thành tích của con, nhiều người cũng cố khoe bằng được để chứng minh con mình giỏi hơn, ngoan hơn. Thông thường, kết quả học tập và rèn luyện phản ánh tư duy, của các con vì thế việc khoe con cũng đồng thời là "khoe cha mẹ". Và một trào lưu khoe thành tích ra đời.

Con cái học tập tốt, rèn luyện tốt là điều hết sức tự hào đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, không phải cứ khoe con cái chăm ngoan, học giỏi sẽ là động lực cho con tiếp tục học giỏi, chăm ngoan. Vô hình chung, điều đó lại tạo nên áp lực cho các con.

Khoe điểm của con trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại
Không chưng con áp lực học tập vì cha mẹ khoe thành tích của con

Tâm lý phải đạt được điểm cao, thậm chí tuyệt đối ở tất cả các môn sẽ khiến các con lao đầu vào học như thiêu thân mà quên mất rằng, lứa tuổi này các con còn cần phải tìm tòi, khám phá, học hỏi nhiều điều khác nữa trong thế giới rộng lớn, bao la. Các con còn phải nô đùa, còn phải picnic, dã ngoại, chơi các môn thể thao các hoạt động nhóm, tham gia các câu lạc bộ văn hóa,… để tuổi thơ các con thêm đẹp, thêm tròn trịa.

Trên đôi vai nhỏ bé, các con lại phải gánh thêm cả nhiệm vụ làm đẹp mặt hơn cho các bậc phụ huynh. Thử hỏi, những em nhỏ có học lực khá hoặc kém, hạnh kiểm kém thì cha mẹ sẽ ra sao. Họ sẽ ứng xử với kết quả của con cái như thế nào. Rồi các em có mặc cảm không, có buông xuôi không, có từ bỏ ước mơ  hay không khi mà mình luôn là đề tài trách mắng, so sánh của cha mẹ.

Trẻ em cần được tôn trọng, cần được hành xử phù hợp. Dù có thế nào đi chăng nữa, kết quả học tập cũng không đại diện cho tâm hồn, cho đạo đức. Do đó, cách giáo dục cách động viên của người lớn với con trẻ hết sức quan trọng.

Nhớ những ngày xưa, cách đây chừng hai chục năm trở về trước, tuổi thơ của hầu hết chúng ta đều đầy ắp những kỷ niệm của thời chăn trâu, thả diều, bắt ve sau mỗi buổi học. Rồi những dịp tết Thiếu nhi hay Trung thu trăng sáng, đám trẻ lại được nô nức đi hát hò, nhảy múa, vui chơi phá cỗ mà không phải chăm chăm ngồi trên bàn học, bên ánh đèn điện đi tìm điểm 10 cho mọi môn học như trẻ em ngày nay.

Ngẫm ra trẻ em ngày nay tuy vật chất có đủ đầy nhưng quả thật “khổ” hơn chúng ta khi xưa rất nhiều.


Xem thêm Clip: Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em lên tiếng vụ MC Minh Tiệp và em vợ

Anh Phương
Theo Đời sống Plus/GĐVN