Thứ sáu, 26/04/2024 | 00:13
RSS

Hệ thống Patriot Nhật vội vã triển khai có đủ sức đánh bật tên lửa Triều Tiên?

Chủ nhật, 13/08/2017, 07:34 (GMT+7)

Nhật Bản đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sau khi Triều Tiên đe dọa phóng tên lửa đạn đạo đi qua quốc gia này hướng tới đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Theo kênh truyền hình quốc gia Nhật NHK ngày 12/8/2017, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot (PAC-3) tại các thành phố Shimane, Hiroshima, Kochi và Ehime thuộc phía Tây nước này.

Hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 nhằm đối phó với khả năng Triều Tiên thực hiện kế hoạch phóng tên lửa tới quần đảo Guam của Mỹ và bay qua không phận Nhật Bản như Bình Nhưỡng đã đe dọa, RFI đưa tin.

Chính phủ Nhật chưa ra thông cáo chính thức về việc triển khai lá chắn Patriot, nhưng đã từng khẳng định là sẽ bắn hạ bất cứ tên lửa nào từ Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định sẽ làm tất cả có thể để bảo vệ người dân Nhật Bản.

Hệ thống Patriot. Ảnh: AP

Hệ thống Patriot. Ảnh: AP

Căng thẳng tại khu vực Bán đảo Triều Tiên trong những ngày gần đây đã leo thang khi Mỹ đe dọa sử dụng biện pháp quân sự đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân của nước này, còn Triều Tiên đáp lại với một lời đe dọa khác là tấn công đảo Guam của Mỹ trong tháng 8 này.

Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo PAC (Patriot Advanced Capability), gọi tắt là Patriot, được Mỹ phát triển để thay thế hệ thống Nike Hercules (là hệ thống phòng không tầm trung và tầm cao của Lầu Năm Góc) và thay thế hệ thống MIM -23 Hawk (hệ thống phòng không chiến thuật tầm trung của quân đội Mỹ).

Patriot sử dụng một hệ thống tên lửa đánh chặn và radar hiệu suất cao trên không tiên tiến. Patriot được chế tạo tại Redstone Arsenal ở Huntsville, Alabama, nơi mà trước đó đã phát triển hệ thống phòng thủ ABM (anti – Ballistic Missile)  và các tên lửa Spartan và Sprint nằm trong hệ thống Patriot.

Nhật Bản sẽ triển khai hệ thống Patriot để phòng chống tên lửa Triều Tiên. Ảnh minh họa: Reuters


Patriot có bệ phóng được thiết kế trên xe sơ-mi rơ-moóc. Khi đến vị trí chiến đấu, xe đầu kéo sẽ tách khỏi xe mang tên lửa, bệ phóng tên lửa sẽ được cố định bằng các chân chống thủy lực. Patriot sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực tích hợp AN/MPQ-53/65.

Đây là một radar quét mạng pha điện tử bị động. Mảng an-ten của radar có thể phát đi 5.000 chùm tia mỗi giây, ngoài ra còn có hệ thống nhận dạng “bạn-thù” IFF, một mảng TVM cùng một hệ thống phụ để giảm sự ảnh hưởng của các biện pháp gây nhiễu đến hoạt động của radar.

So sánh S400 và Patriot. Nguồn: AD KN

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.