Thứ tư, 24/04/2024 | 12:03
RSS

Giải mã vệt sáng kỳ lạ trên bầu trời nước Nhật sau động đất

Thứ ba, 22/11/2016, 14:01 (GMT+7)

Một thanh niên người Nhật đã up lên mạng video clip quay cảnh một vệ sáng rực cháy bay qua bầu trời ngay sau khi động đất mạnh 7,3 độ richter xảy ra ngoài khơi Fukhushima.

Vào khoảng 5h59 sáng 22/11 (giờ Nhật Bản), một trận động đất 7,3 độ Richter đã xảy ra ở ngoài khơi đảo Honshu, một trong bốn đảo lớn của Nhật Bản Sóng thần từ 60cm - 1,4m đã được phát hiện tại một số nơi sau động đất ở Nhật Bản,

Sau đó, một thanh niên người Nhật đã quay được khoảnh khắc một vật nghi là thiên thạch rực cháy trên bầu trời và đưa lên mạng. Người quay đoạn video, được xác định là Asuka (16 tuổi).

"Tôi nghĩ đó là một thiên thạch vì trước đó đã xảy ra một trận động đất", Asuka chú thích cho đoạn video được đăng trên Twitter. Hiện vẫn chưa xác định được tính chân thực của đoạn video này.

Hình ảnh vật thể nghi ngờ là thiên thạch mà Asuka quay lại khá giống với vệt sáng xuất hiện ở Việt Nam trước đây nên có giả thuyết để tin tưởng rằng cả 2 có cùng nguồn gốc.

Vệt sáng trên bầu trời Nhật bản ngày 22/1/2016. Ảnh: Mirror

Vệt sáng trên bầu trời sau động đất ở Nhật Bản ngày 22/1/2016. Ảnh: Mirror

Hơn thế nữa, vệt sáng ở Nhật xả ra lúc trời tờ mờ sáng và ở Việt Nam tầm chiều tối có điểm chung là đều xảy ra trong môi trường thiếu sáng.

Lúc 5h đến 5h30 chiều 28/10/2010, trên bầu trời Hà Nội xuất hiện vệt sáng trên bầu trời tựa như một vật thể bị cháy khi từ ngoài không gian bay xuyên qua bầu khí quyển của trái đất.

Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam khẳng định, vệt sáng lạ nghi ngờ thiên thạch nói trên chính là một chiếc máy bay dân dụng.

Theo giải thích của ông Phường, do thời điểm xảy ra vào lúc trời thiếu sáng nên chỉ những vị trí trên cao mới tiếp tục nhận được ánh sáng mặt trời, trong khi đó những nơi thấp như trên mặt đất hầu như không có ánh nắng.

Vệt sáng trên bầu trời Việt Nam ngày 28/10/2010. Ảnh: VnExpress

Vệt sáng trên bầu trời Việt Nam ngày 28/10/2010. Ảnh: VnExpress

Máy bay chở khách thường bay ở độ cao khoảng 10 km, luồng hơi do máy bay tạo ra tiếp tục nhận được ánh sáng mặt trời, tán xạ và phản xạ nên chúng ta nhìn rất rõ.

Nếu máy bay bay vào giữa trưa thì sẽ để lại vệt có màu trắng như mây. Còn tại thời điểm hoàng hôn hay bình minh mắt thường sẽ thấy màu vàng, hoặc da cam như vệt sáng ở Nhật Bản hay ở Việt Nam.

Vệt hơi máy bay được giải phóng ra từ phần động cơ (chứ không phải là khói). Luồng hơi này có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh vì máy bay thường bay ở độ cao khoảng 8-13km, nơi nhiệt độ có thể xuống đến âm 55 độ C.

"Luồng hơi ấm hơn sẽ bị kết tinh, đóng băng và theo quán tính máy bay đang chuyển động sẽ tạo thành vệt trên", ông Phường cho biết.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus