Thứ bảy, 20/04/2024 | 12:07
RSS

Dùng gừng theo cách này, trẻ thở khò khè khi ngủ sẽ khỏi hẳn sau 2 tuần

Thứ bảy, 29/04/2017, 12:00 (GMT+7)

Sự thay đổi về thời tiết cũng như sức đề kháng kém là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Trẻ thở khò khè mỗi đêm là nỗi ám ảnh của những bà mẹ nuôi con nhỏ.

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý về phổi như viêm phế quản, hoặc viêm phổi, ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên nghĩ đến bệnh hen suyễn. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng nếu bé bị khò khè lâu ngày không khỏi.

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Nếu nhẹ, cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy). Nếu nặng hơn, có thể phải tìm đến bác sỹ dùng ống nghe chuyên môn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Đặc biệt, khò khè hay gặp nhất ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Trẻ thở khò khè khi ngủ là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè khi ngủ

Khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi ít nhất có một đợt khò khè, 40% ở trẻ 3 tuổi và 60% ở trẻ 6 tuổi.

– Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu bé bị khò khè khi ngủ nếu bé dưới 5 tuổi. Trẻ thường có tiền căn dị ứng như có cha mẹ hay ông bà bị suyễn, bản thân trẻ bị eczema (lác sữa), lúc nhỏ hay bị nổi mề đay từng đợt.

Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường gặp viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản.

– Ở trẻ dưới 1 tuổi khò khè kèm với thay đổi tư thế thường làm trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào vùng thanh quản gây chứng khò khè.

– Bé bị sốt, khò khè, ho, khó thở, nghe phổi có những tiếng bất thường ở phổi thường gặp trong bệnh cảnh viêm phổi.

– Bé ho, khàn tiếng cấp tính, khò khè, khó thở, thường xảy ra ban đêm ở trẻ bị viêm thanh phế quản cấp tính.

– Bé bị khó thở, khò khè sớm sau sinh, bú kém, nghe tim có tiếng thổi thường gặp ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh.

– Với Bé từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi khò khè xảy ra đột ngột có nôn ói, sặc, tím tái trước đó phải tìm xem trẻ có bị dị vật đường thở hay không.

– Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.

Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.

Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm nên xử trí như thế nào?

– Các mẹ cần phải nhận biết được dấu hiệu khò khè của bé, cũng như phải biết phân biệt được tiếng khò khè này để kịp thời điều trị cho bé. Nếu ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp, nhưng có khả năng là triệu chứng nặng ở lứa tuổi này).

Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, bị bệnh ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi đó, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Cách chữa khò khè cho trẻ bằng gừng

Gừng là phương thuốc trị dứt điểm chứng thở khò khè ở trẻ nhỏ khi ngủ

 

Nguyên liệu:

-         Gừng tươi: 5g

-      Mật ong: 10g

-      Lựu: 1 quả

Cách làm:

-      Gừng mua về rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng

-      Lựu tách vỏ lấy hạt, cho quả lựu, gừng và mật ong vào máy xay sinh tố với tỉ lệ bằng nhau, xay nhuyễn sau đó đổ ra chén.

Cách dùng:

-      Cho trẻ uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa, trẻ sẽ khỏi hẳn khò khè sau 2 tuần sử dụng thường xuyên.

Chú ý: Cha mẹ phải theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé, để nhận biết trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám để điều trị kịp thời.

 

Bài thuốc từ gừng chữa viêm xoang

Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus