Thứ bảy, 20/04/2024 | 06:49
RSS

Tiết canh: Ăn vào miệng sán lên não, đừng dại “đánh đu” với tử thần

Thứ bảy, 04/02/2017, 13:04 (GMT+7)

Chúng ta thường nghe về những bệnh nhân có hàng ngàn ký sinh trùng tồn tại trên cơ thể và cảm thấy vô cùng sợ hãi. Nhưng rất ít người biết rằng chính mình cũng đang tự đưa ký sinh trùng vào cơ thể thông qua việc ăn uống.

Theo các bác sĩ, trong cơ thể của mỗi người hầu hết đều có ký sinh trùng, chỉ có điều là mắt thường ít nhìn thấy hoặc bệnh chưa  nặng đến mức phải vào viện mà thôi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe những món ăn rất quen thuộc nhưng lại là ổ chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe cả nhà. Khuyến cáo chúng ta nên đặc biệt cẩn thận khi ăn. Nếu không để ý, chính bạn đang trực tiếp đưa vào cơ thể hàng ngàn ký sinh trùng sau mỗi bữa ăn.

Tiết canh là món khoái khẩu của dân nhậu. Theo quan niệm của nhiều người, đầu năm nên ăn món tiết canh để cả năm được “vận đỏ”, may mắn.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong y tế từ lâu đã cảnh báo, người dân tuyệt đối không nên ăn món tiết canh, kể cả là món tiết canh được đánh từ tiết của lợn hay gia cầm của nhà mình nuôi.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên ăn tiết canh

Theo thống kê năm 2015, nước ta ghi nhận 96 ca mắc liên cầu khuẩn , trong đó 13 người tử vong; tăng 51 ca và tăng 5 người tử vong so với năm 2014.

BS Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết thói quen ăn tiết canh lợn của người dân tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ sán, tiêu chảy, tả lị đến các bệnh truyền nhiễm từ lợn, đặc biệt là bệnh liên cầu khuẩn

Trứng và ấu trùng sán dây trong cơ thể lợn thường giống như hạt gạo. Nó thường khu trú ở trong các bắp thịt lợn (thịt nạc vai nhiều nhất), cả cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ của lợn. Những phần trên cũng thường được dùng để chế biến tiết canh.

Cũng về vấn đề nguy hiểm khi ăn tiết canh, bác sĩ Đoàn Duy Thành - khoa Hồi sức Tích cực (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết: “Ăn tiết canh vịt không mắc bệnh liên cầu lợn, nhưng đó chỉ là về lý thuyết. Tuy nhiên, có thể nhà hàng pha tiết canh lợn hoặc lây từ tay người chế biến. Tốt nhất mọi người không nên ăn tiết canh vịt nói riêng và tất cả các loại tiết canh khác nói chung”.

Theo bác sĩ Thành, bệnh liên cầu lợn có thể thấy những vết tím trên mặt rồi lan ra toàn thân. Bệnh này lây qua đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, buồn nôn và đa xuất huyết hoại tử trên da. Liên cầu khuẩn lây qua đường tiêu hoá do vậy có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, có biểu hiện xuất huyết hoại tử trên da.

Để phòng chống bệnh này, BS Đới Ngọc Anh (BV Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ: “Mọi người nên phòng tránh các nguồn lây trực tiếp từ máu và thịt lợn chưa chín. Bởi tỷ lệ chữa khỏi bệnh liên cầu lợn cho các bệnh nhân chỉ khoảng 30-50%, tuỳ theo sự đáp ứng của bệnh nhân”.

Theo BS Ngọc Anh, trường hợp để nhiễm liên cầu khuẩn lợn thì bệnh cảnh hết sức đa dạng, vừa có thể có nhiễm trung huyết, vừa viêm màng não, sốc và suy đa chức năng phủ tạng khác. 

Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus