Thứ sáu, 19/04/2024 | 09:12
RSS

Dự báo giá heo hơi hôm nay 22/11: Giá heo (lợn) hơi mới nhất đi biên 30.500 đồng/kg

Thứ tư, 22/11/2017, 05:02 (GMT+7)

Dự báo giá heo hơi hôm nay 22/11 giá heo hơi mới nhất ở 3 miền giảm nhẹ, riêng giá heo tại khu vực biên giới tăng cao lên 30.500 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi hôm nay 22/11: Giá lợn hơi mới nhất đi biên cao nhất 30.500 đồng
Giá lợn hơi mới nhất ở 3 miền giảm nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 22/11 cao nhất vùng giáp biên 

Dự báo giá heo hơi hôm nay 22/11 ở 3 miền giảm nhẹ. Riêng tại khu vực biên giới Trung Quốc giá cao nhất lên tới 30.500 đồng/kg. Hôm qua, Giá heo hơi ngày 21/11 tại các tỉnh phía Bắc được ghi nhận có biến động ở một số nơi. 

Một số địa phương như Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hưng Yên và một số địa phương khác đang có mức giá khoảng 28.000 đồng đến 29.000 đồng/kg. Các tỉnh có giá thấp hơn như Hoà Bình, Hà Nam, Hà Giang, Nam Định,... đang có mức giá từ 26.000 đồng tới 27.500 đồng/kg.

Đáng chú ý một số bà con cho biết hiện tại giá heo hơi hôm nay tại một số tỉnh giáp biên như Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn đang dao động ở mức 29.000 - 30.000 đồng, thậm chí có nơi 30.500 đồng/kg.

Nhìn chung giá heo hơi toàn miền vẫn tiếp tục dao động nhỏ chưa có đột biến và đang ở mức 26.000 đồng đến 30.000 đồng/kg.

Tại một số tỉnh miền Trung, giá heo cũng dao động giữa các địa phương như ở Đắc Lắk có nơi 27.000 đồng nhưng có nơi thương lái thu mua với giá 28.000 đồng. Hiện tại giá heo bình quân ở miền Trung, Tây Nguyên đang ở mức 28.000 đồng đến 28.500 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam đang có mức giá bình quân toàn miền khoảng 27.000 đồng, giá heo toàn miền dao động ở mức 26.000 đồng đế 29.000 đồng/kg. Một số tình trọng điểm như Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM đang ở mức 27.000 đồng đến 28.000 đồng/kg.

Tìm ra nguyên nhân đội chi phí chăn nuôi, giá heo giảm

Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, công tác thống kê số liệu cần xem xét lại. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10/2016, tổng sản lượng thịt gia cầm cả nước đạt trên 900.000 tấn, theo báo Dân việt.

Khi tính chỉ số chuyển đổi thức ăn trong chăn nuôi (FCR), Hội Chăn nuôi cho biết, tổng sản lượng thịt gia cầm phải lên tới 2,5 triệu tấn. “Độ chênh lệch rất lớn, khiến người chăn nuôi ảo tưởng dư địa còn nhiều nên cứ thế sản xuất, dẫn đến dư thừa như hiện tại” - ông Vang nói.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam thừa nhận công tác thống kê chỉ ngồi “phòng lạnh” thì chẳng khác nào đếm cua trong lỗ. Về năng lực sản xuất, ông Lịch cho biết, ngành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đứng đầu ASEAN, nhưng mỗi năm phải nhập khẩu 58 triệu tấn ngô, 46 triệu tấn khô đậu tương, 500.000 tấn bột thịt xương, 500 triệu USD các thức ăn bổ sung.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng không chỉ đơn thuần do giá nguyên liệu mà còn do giá USD lên xuống bập bùng, doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa. Không như các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước hiện phải vay lãi suất cao từ 9-11% để nhập khẩu nguyên liệu.

Theo Cục Chăn nuôi, cả nước có 218 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 31 triệu tấn. Số lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu một lượng đáng kể khoảng 3 triệu tấn nguyên liệu.

Nguồn nguyên liệu giàu đạm trong nước còn hạn chế (150.000 tấn bột cá, 270.000 tấn đậu tương) trong khi nhu cầu nhóm nguyên liệu này là khoảng 5 triệu tấn/năm.

Sự phát triển quá nóng của việc tăng công suất và sản lượng thức ăn chăn nuôi gây ra xáo trộn thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa có sự đầu tư về công nghệ thiết bị lại chỉ tập trung nhà máy sản xuất ở các vùng có ngành chăn nuôi phát triển làm mất cân đối giữa các vùng.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN