Thứ năm, 28/03/2024 | 23:29
RSS

Đón Tết truyền thống độc đáo với nghi thức thờ gia súc

Thứ năm, 15/02/2018, 08:05 (GMT+7)

Trong dịp lễ chào ăn mừng năm mới tại vùng Assam của Ấn Độ, tất cả các loài gia súc trong thị trấn đều được dẫn đến một địa điểm đặc biệt để thực hiện nghi thức thờ gia súc.

Thời gian diễn ra Tết truyền thống ở Ấn Độ?

Phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ Ngày Tết cổ truyền ở Ấn Độ chính thức được tổ chức vào đêm 31 tháng 12 rạng ngày mùng 1 tháng Giêng dương lịch như các nước khác. Trước đó, vào tháng 11, người dân tại quốc gia này đã tổ chức.

nghi thức đón Tết truyền thống
Ấn Độ cũng là nước có đón Tết cổ truyền. Ảnh: Internet

Các bang ở Ấn Độ đón Tết như thế nào?

Ấn Độ được đánh giá là quốc gia đón Tết cổ truyền đa sắc màu nhất, tại mỗi bang đều có phong tục riêng. Nếu bạn đến Andhra-Pradesh lễ hội “mở đầu kỉ nguyên” – “Ugadi” được người dân tại đây tổ chức rất hoành tráng.

Sự kiện này diễn ra vào ngày 26/3 hàng năm, họ gọi lễ hội Mừng năm mới là “Panchanga shravana” Ở phía Tây Bengali du khách sẽ trải nghiệm điều tuyệt vời về các lễ hội đón Năm mới vào ngày 13/4.

Muộn hơn một ngày người dân ở bang Tamil Nadu phấn khởi với các hoạt động chào xuân. Nếu không có nhiều thời gian để tìm hiểu phong tục đón Tết truyền thống tại quốc gia này, đến bang Kashmir (nơi hút khách du lịch bởi có phong tục lâu đời nhất ở Ấn Độ).

Cùng người dân tham gia vào các lễ hội hóa trang rực rỡ sắc màu, lúc ra về du khách nào cũng có một tập ảnh kỉ niệm đẹp hết ý. Người Ấn Độ ở mỗi bang tuy có phong tục đón Tết khác nhau nhưng cách lựa chọn màu sắc đều là màu đỏ, hồng, tím hoặc trắng tạo nên cảm giác ấm cúng hoặc thanh khiết. 

Năm mới của người Odia - Mahavishuva Sankranti thường rơi vào  ngày 13 hoặc 14 tháng 4. Hay còn gọi là ngày lễ Pana Sankranti bởi vào ngày này, người Odia thường dâng lên Pana, một đồ uống có vị ngọt tuyệt ngon lên các vị thần nam và nữ. Ngoài ra, họ còn dâng nước cho các linh hồn đang đói khát, thậm chí cho cả thú vật và chim muông uống nước.

nghi thức đón Tết truyền thống
Phong tục đón Tết đậm màu sắc truyền thống ở đất nước Ấn Độ. Ảnh: Internet

Còn người dân Bengal, một tỉnh phía đông Ấn Độ, nơi có đất đai màu mỡ thường đón tết của họ vào đầu mùa gặt và ngày lễ này được đặt tên là ‘Poila Boisakh’. Ngày tết của họ rơi vào ngày đầu tiên của Boisakh theo lịch Bengali và tất cả các cộng đồng Bengali trên toàn thế giới kỷ niệm năm mới của họ vào ngày này.

Người Assam, khi mùa xuân tới thường tổ chức năm mới Bohag Bihuc của họ. Ngày tết của họ kéo dài trong 3 ngày và người dân Assam trong 3 ngày này sẽ nhảy múa các điệu Bihu, thưởng thức những món ăn đặc biệt, thờ cúng bò, gia súc và công cụ cày cấy.

Năm mới Marwari – người Marwari đón chào năm mới vào lễ Diwali (Lễ hội Ánh sáng), một trong những ngày lễ lớn nhất ở Ấn Độ. Đây là ngày lễ có ý nghĩa tâm linh trọng đại bởi vào ngày này, người Hindu tin rằng Thần Rama quay trở lại Ayodhya sau 14 năm lưu lạc. Người Marwari thờ các vị thần nam và nữ thần để cầu mong thịnh vượng phát tài và họ thường làm một món ăn đặc biệt gọ là Pucca khanna.

Vishu là tết đón năm mới của người Malayalam ở Kerala. Trong lễ Vishu, người Malayalm thường có gạo, chanh, dưa chuột, lá trầu không, cau, gương bằng kim loại, hoa màu vàng để trên mâm cúng. Sau khi tắm rửa vào sáng sớm, nhìn thấy những điềm lành này, họ tin chắc may mắn và thịnh vượng sẽ đến.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN