Thứ sáu, 29/03/2024 | 20:40
RSS

Độn cằm bằng xương tự thân là như thế nào?

Chủ nhật, 21/01/2018, 09:29 (GMT+7)

Độn cằm bằng xương tự thân là phẫu thuật lớn, có ảnh hưởng tới cấu trúc toàn bộ khuôn mặt.

Trong phẫu thuật này, bác sĩ cần phải gây mê trước, sau đó rạch một đường nhỏ bên trong niêm mạc miệng để cắt một phần xương hàm ở chính giữa, sau đó thì sẽ dùng vít để nối phần xương cằm 2 bên lại – Step 4. Khi dùng vít để nối xương cằm bác sĩ sẽ dùng các thao tác chuyên môn nhất định để đẩy phần cằm ra ngoài.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ cắt gọc phần xương quai hàm bị bạnh ra khi thực hiện thao tác nối 2 bên xương cằm lại – Step 5 và 6.

Sau khi thực hiện các thao tác với phần xương cứng để tái cấu trúc toàn bộ cằm và khuôn mặt, bác sĩ sẽ khâu vết rạch bên trong niêm mạc miệng, dùng băng đeo cố định phần xương mới được tái cấu trúc.

Độn cằm bằng xương tự thân là phẫu thuật lớn, có ảnh hưởng tới cấu trúc toàn bộ khuôn mặt.
Quá trình độn cằm bằng xương tự thân. Ảnh minh họa

Như vậy, thẩm Mỹ độn cằm bằng xương tự thân không những chỉ tác động vào xương cằm mà còn tác động, căt gọt cả xương quai hàm để có cằm và mặt V line cân đối.

Đây là phương pháp thẩm mỹ không những phức tạp mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho khách hàng. Phương pháp này chỉ áp dụng trong những trường hợp vừa có cằm thô, to bè, vừa có xương quai hàm quá bạnh ra ngoài.

Đa phần trong các trường hợp muốn độn cằm thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng miếng độn cằm implant với nhiều kích cỡ, hình dáng khác nhau để cố định vào xương cằm dưới của khách hàng.

Với phương pháp độn cằm bằng implant vừa cho hiệu quả thẩm mỹ đẹp như ý, lại đơn giản, dễ dàng trong thao tác của bác sĩ và không gây nguy hiểm cho khách hàng.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN