Thứ sáu, 29/03/2024 | 14:01
RSS

Doanh nghiệp tư nhân Việt sẽ "cất cánh" sau thành công của APEC 2017

Thứ tư, 15/11/2017, 10:04 (GMT+7)

Thủ tướng đã “bật đèn xanh” cho kinh tế tư nhân được đánh giá một cách công bằng và thấy rõ vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển đất nước, ông Trần Quí Thanh - Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ.

Doanh nghiệp tư nhân Việt sẽ cất cánh sau thành công của APEC 2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong bài viết có nhan đề "Việt Nam năng động, hội nhập và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương" nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

“Chúng tôi tin tưởng sẽ hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và đưa kinh tế tư nhân Việt Nam, cùng với các thành phần kinh tế khác phát triển lên một tầm cao mới, có sức cạnh tranh và khả năng hội nhập trên bình diện khu vực và thế giới”, Thủ tướng viết.

Nhấn mạnh về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, Thủ tướng cho biết, trong mọi hoạch định chiến lược phát triển của đất nước, Việt Nam luôn khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Theo đó, Chính phủ kiến tạo các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh như thể chế - chính sách, cơ sở hạ tầng, phát triển lành mạnh hệ thống tài chính, cải cách giáo dục, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đầu tư cho nghiên cứu cơ bản…

Bên cạnh việc khẳng định vị trí quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, Thủ tướng cũng nêu rõ quan điểm, chiến lược phát triển bền vững gắn với đổi mới, sáng tạo, hội nhập và xu thế.

“Chúng tôi xác định những cải cách, đổi mới, phát huy nội lực trong nước là quan trọng nhất cho sự phát triển thịnh vượng của quốc gia. Trong bối cảnh của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thức 4, Chính phủ kiến tạo phát triển của Việt Nam rất coi trọng việc xây dựng các cơ chế quản lý linh hoạt, hỗ trợ tiếp cận thị trường minh bạch, duy trì chuẩn mực lao động tiên tiến, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo không ngừng”, Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên tắc xuyên suốt của Việt Nam là các chính sách phải bắt nhịp với yêu cầu của thực tiễn sinh động, xu thế của công nghệ và toàn cầu hóa, thích nghi tốt với những mô hình kinh doanh mới, giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt được những lợi thế so sánh hiệu quả trên thị trường khu vực và thế giới

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ động tìm kiếm giải pháp của mình để ứng phó với những yếu tố gây cản trở quá trình hội nhập quốc tế như vấn nạn trốn thuế, chuyển giá, công nghệ lạc hậu, chủ nghĩa bảo hộ, khủng bố…; đồng thời tích cực triển khai các thỏa thuận toàn cầu về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng và định hình các thể chế đa phương, nhất là các cơ chế hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Hoàng Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh (APEC) ABAC Việt Nam, trao đổi với báo chí sau kỳ họp APEC 2017 cho biết, 97% doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương tham dự APEC là doanh nghiệp tư nhân và họ trưởng thành từ doanh nghiệp nhỏ. Trước đây, Việt Nam tập trung quá nhiều vào nhà nước, đến giờ mới nhận ra doanh nghiệp tư nhân là đầu tàu phát triển kinh tế.

Việt Nam có đầy đủ các tiềm năng để phát triển như vị trí địa lý, nguồn nhân lực, ổn định chính trị... "Cái chúng ta thiếu là chính sách để làm sao nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là tư nhân. Chỉ có doanh nghiệp tư nhân phát triển thì đất nước mới phát triển", ông Dũng nói.

Doanh nghiệp tư nhân Việt sẽ cất cánh sau thành công của APEC 2017
THP đang tìm kiếm một đối tác hoặc một nhà đầu tư chiến lược, người sẽ giúp tập đoàn tăng tỷ lệ xuất khẩu lên đến 10% vào năm 2023  

Với góc nhìn “người trong cuộc”, ông Trần Quí Thanh – Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP Group) cũng cảm nhận được sự kỳ vọng của Chính phủ. Ông Trần Quí Thanh chia sẻ: “Thủ tướng đã “bật đèn xanh” cho kinh tế tư nhân được đánh giá một cách công bằng và thấy rõ vai trò trong phát triển đất nước”.

Tuy vậy, theo ông Trần Quí Thanh, nếu các thị trường được hình thành và vận hành một cách hoàn chỉnh hơn, Tân Hiệp Phát tin rằng, sức bật của kinh tế tư nhân sẽ lớn hơn rất nhiều, chứ không chỉ dừng ở mức 100 doanh nghiệp tư nhân đang ở mức tầm vóc lớn như hiện nay.

Đánh giá về thị trường nước giải khát tại Việt Nam, theo Euromonitor, Tân Hiệp Phát đã đánh bại các công ty đa quốc gia phương Tây như Coca-Cola và Pepsi trong thập niên 2000 để dẫn đầu với thị phần 31% trong phân khúc trà đóng chai trong năm 2016.

“Ông Thanh có các mục tiêu doanh thu đầy tham vọng: 1 tỷ USD vào năm 2023 và 3 tỷ USD trong năm 2027 - so với con số 500 triệu USD vào năm 2016. Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm một đối tác hoặc một nhà đầu tư chiến lược, người sẽ giúp THP tăng tỷ lệ xuất khẩu lên đến 10% vào năm 2023" – Euromonitor cho biết và khẳng định rằng, đó cũng là cách “đứng lên vai những người khổng lồ”.

Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN