Thứ sáu, 19/04/2024 | 17:51
RSS

​Dạy trẻ cách trốn thoát khỏi đám cháy an toàn nhất

Thứ hai, 26/03/2018, 06:58 (GMT+7)

Những kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy tại chung cư cao tầng do BS Lê Cát Phương Vũ (BV Nhi đồng TP.HCM) chia sẻ sẽ vô cùng hữu ích với các gia đình đặc biệt là trẻ em.

Cháy nổ hiện nay đang rất phổ biến và là nỗi lo lắng của nhiều người ở những đô thị lớn như TP.HCM Hà Nội… Tuy nhiên, khi đám cháy xảy ra, trẻ em là đối tượng khiến nhiều bậc cha mẹ không yên tâm nhất. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy dạy trẻ các trốn thoát khỏi đám cháy an toàn nhất dưới đây.

Biết đường ra ngoài

dạy trẻ cách thoát khỏi đám cháy
Infographic 1: Dạy trẻ những điều phải làm khi có cháy. Nguồn: BV Nhi đồng Thành phố

Trong nhà, bố mẹ nên dạy trẻ các đường thoát nhanh chóng mỗi khi có sự cố xảy ra. Khói từ đám cháy sẽ khiến bạn khó nhìn thấy mọi thứ xung quanh, do đó điều quan trọng là phải học và nhớ những lối thoát khác nhau trong căn hộ đang sống hoặc trong trường để có thể chạy thoát khi cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng nên dạy bé cách giữ bình tĩnh, vì trẻ nhỏ rất dễ bị hoảng loạn và tìm người thân, điều đó rất dễ khiến trẻ chạy lung tung.

Những điều bé cần biết: Cầu thang thoát hiểm nằm ở đâu? Có bao nhiêu lối thoát? Làm thế nào để đi tới chỗ đó từ phòng của mình?

Thoát ngay lập tức

Trẻ nhỏ thường rất yêu thích các món đồ chơi, đồ vật kỷ niệm. Vì thế, khi có hoảng loạn, trẻ sẽ cố gắng tìm những vật thân thương đó để mang theo bên mình.

Do đó, trước tiên, bạn cần phải dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc cẩn thận. Thứ 2 là giúp trẻ nhận thức được mức độ nguy hiểm của đám cháy và chấp nhận bỏ lại các đồ vật để trốn thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt.

dạy trẻ cách thoát khỏi đám cháy 2
Infographic 2: 2 Cách thoát khỏi nhà cao tầng đang cháy: Cách 1 - Đu dây. Nguồn: BV Nhi đồng Thành phố

Cúi thấp người sát mặt đất

Khói và khí độc thường bay lơ lửng trên không và thường gây nguy hiểm hơn cả lửa cháy. Vì thế, hãy cúi thấp người nhất có thể để trốn thoát ra ngoài. Tốt nhất, hãy bò bằng đầu gối và tay sẽ giúp bạn đi ra ngoài nhanh hơn.

Bạn không nên chủ quan vì trẻ thường thấp người, sẽ không hít phải khói và khí độc. Hãy đảm bảo sự an toàn của con bạn 100% nhé.

Nếu không thể thoát ra ngoài kịp

Trong trường hợp, khói và lửa bịt kín các lối thoát. Hãy dạy trẻ cách gọi điện khẩn cấp đến số 114. Sau đó, hãy hét thật to, để người ngoài có thể nghe thấy.

Hãy tìm 1 chỗ thật an toàn để chờ người đến cứu. Tốt nhất, dạy trẻ không nên trốn trong gầm giường hoặc tủ quần áo, vì sẽ rất khó đển người cứu hộ tìm thấy trẻ.

Trong thời gian chờ đợi, trẻ phải biết cách dùng chăn, mền hoặc quần áo để che chắn các lỗ hổng, những chỗ mà khói có thể đi vào trong. Nếu thấy trong phòng nhiều khói, hãy dạy trẻ cách dùng khăm ướt bịt mũi và miệng.

Nếu lửa bén vào quần áo

dạy trẻ cách thoát khỏi đám cháy 3
Infographic 2: 2 Cách thoát khỏi nhà cao tầng đang cháy: Cách 2 - Nhảy có kỹ thuật. Nguồn: BV Nhi đồng Thành phố

Khi đám cháy to, lửa rất dễ bị bén vào quần áo của trẻ. Hãy giúp trẻ nắm nguyên tắc “dừng, nằm và lăn”, tức là, khi thấy lửa bén vào quần áo, lập tức dừng lại, nằm xuống đất và lăn cho đến khi quần áo không còn lửa nữa. Hãy nhớ, dùng tay che mặt lại.

Gặp nhau ở nơi đã chỉ định

Thông thường, khi trốn thoát ra ngoài, các thành viên trong gia đình rất dễ bị lạc nhau. Vì thế, ba mẹ cần phải cho trẻ biết nơi mà cả nhà sẽ gặp nhau, có thể là nhà hàng xóm, người thân… Nơi chỉ định này cần phải an toàn và cách càng xa đám cháy càng tốt.

Tốt nhất, không được quay trở lại đám cháy với bất kỳ lý do nào. Mọi việc, hãy chờ đội cứu hỏa đến xử lý.

Như vậy, trên đây là những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất mà ba mẹ cần dạy cho trẻ để thoát khỏi đám cháy an toàn nhất. Tuy nhiên, điều tối thiểu cần dạy là cách giữ bình tĩnh khi có sự cố xảy ra.

Lưu ý: LỜI KHUYÊN AN TOÀN (SAFETY TIPS)

- MAKE (LÊN) kế hoạch thoát hiểm. Nắm chắc sơ đồ nhà và các hướng thoát hiểm. Đảm bảo mọi thành viên trong gia đình biết, hiểu rõ và ghi nhớ kế hoạch này.

- KNOW (BIẾT) ít nhất 02 lối thoát hiểm của căn nhà/ căn hộ. Đảm bảo các cửa ra vào luôn được mở ra dễ dàng khi có sự cố.

- HAVE (CÓ) điểm tập trung khi xảy ra sự cố. Đảm bảo mọi thành viên trong gia đình biết và nắm rõ điểm tập trung khi thoát hiểm.

- PRACTICE (THỰC HÀNH) thực hiện việc diễn tập kế hoạch thoát hiểm ít nhất 02 lần một năm với tất cả các thành viên trong gia đình, vào ban ngày và buổi tối.

- TEACH (DẠY TRẺ EM) hướng dẫn trẻ em trong gia đình cách xử trí khi có sự cố trong trường hợp bạn không thể giúp chúng khi hoảng loạn.

- CLOSE (ĐÓNG CỬA) luôn ghi nhớ việc đóng cửa sau lưng bạn để đảm bảo an toàn khi thoát hiểm (cửa căn hộ, cửa thang bộ/ cửa hành lang, cầu thang thoát hiểm)

KHI CÒI BÁO CHÁY HÚ

- Ngay lập tức di tản ra khỏi căn hộ/ căn nhà trừ khi có thông báo khác của Ban quản lý chung cư qua loa phát thanh.

- Nếu thấy KHÓI tràn ngập hành lang, đường thoát hiểm. CÚI THẤP HOẶC BÒ DƯỚI KHÓI để đến cầu thang thoát hiểm.

- TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG thang máy khi có cháy. Nếu nhà bạn có người gặp khó khăn đi lại, hãy gọi giúp đỡ.

- Trong một số trường hợp, cách an toàn nhất lại là ở nguyên vị trí trong căn hộ/ phòng của bạn. Dùng khăn ướt hoặc băng keo để bịt kín các khe hở cửa ra vào để ngăn khói tràn vào.

- Mở cửa sổ, ra ngoài ban công (nếu có) để không khí tràn vào tránh ngạt. Dùng đèn pin hoặc quần áo màu sắc để làm tín hiệu cho cảnh sát PCCC định vị được vị trí của bạn.

- CALL (Gọi) ngay cứu hỏa khi bạn đã thoát khỏi vùng nguy hiểm


Clip: Cháy chung cư Carina Plaza: Những khoảnh khắc kinh hoàng, thảm khốc

Lê Khanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN