Thứ sáu, 29/03/2024 | 03:19
RSS

Cuối cùng thì cũng đã tìm ra lý do vì sao bé sinh mổ hay quấy khóc hơn bé sinh thường

Thứ tư, 08/08/2018, 10:08 (GMT+7)

Không kể đến chuyện sinh mổ hay sinh thường sẽ an toàn hơn, nhưng nếu được tiết lộ rằng: Bé sinh mổ sẽ có khả năng dễ quấy khóc hơn sinh thường, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ rất chú tâm vấn đề này.

95% trở lên những em bé sinh mổ dễ quấy khóc hơn

Khi vừa chào đời, chúng ta đều có thể nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của bé, đây là một trong những bản năng của trẻ sơ sinh, và cũng là một cách để bé "giao tiếp" với thế giới bên ngoài.

Khi vừa sinh ra, do chưa học được ngôn ngữ và động tác cơ thể để truyền đạt tâm trạng và nhu cầu của mình, bé chỉ có thể thông qua tiếng khóc để thể hiện điều đó.


Lượng nước ối đó bị tích tụ trong đường tiêu hóa trẻ sơ sinh, gây ra tổn thương và dễ khiến bé bị đau bụng (Ảnh minh họa).

Đối với bé sinh mổ, hiện tượng quấy khóc luôn nhiều hơn các bé sinh thường, thậm chí có phần "kịch liệt" hơn rất nhiều. Theo thống kê, có trên 95% các ca sinh mổ đều có vấn đề quấy khóc ở những mức độ khác nhau.

Các bé sinh mổ thường nhanh chóng xuất hiện các vấn đề ít gặp hơn ở bé sinh thường, chẳng hạn như quấy khóc, động đậy nhiều, không thích bị "sờ mó", dễ giật mình và gặp trở ngại giấc ngủ, chỉ một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến bé có phản ứng mạnh.

Đặc biệt vào ban đêm, bé thường có hiện tượng quấy khóc vô cớ, khó dỗ dành, thậm chí còn cự tuyệt bú sữa hay ăn dặm. Những vấn đề này thật sự khiến các ông bố bà mẹ căng thẳng, lo lắng và dễ mất kiên nhẫn.

Vì sao bé sinh mổ dễ quấy khóc?

Tuy chuyện quấy khóc của bé dễ khiến bạn cảm thấy phiền phức và mất kiên nhẫn, nhưng đừng quá lo lắng.

Bởi vì đây chính là cách bé biểu đạt cảm nhận của mình. Bạn nên học cách lắng nghe tiếng khóc của bé, từ từ tích lũy kinh nghiệm để phán đoán xem bé khóc vì điều gì và cho bé sự dỗ dành tốt nhất.

Nghiên cứu và thực tế cho thấy bé sinh mổ dễ quấy khóc hơn bé sinh thường, chủ yếu có thể do các nguyên nhân sau đây:


Bé sinh mổ quấy khóc nhiều chủ yếu có liên quan đến cảm giác khó chịu và phản ứng kháng cự (Ảnh minh họa).

- Bé sinh mổ dễ quấy khóc có thể do trước đó thai nhi đã "nuốt" một lượng lớn nước ối trong tử cung, do quá trình sinh mổ không thể thải ra nhờ áp lực đường sinh như cách sinh thường.

Lượng nước ối đó bị tích tụ trong đường tiêu hóa trẻ sơ sinh, gây ra tổn thương và dễ khiến bé bị đau bụng.

Các chuyên gia cho rằng, bé sinh mổ quấy khóc nhiều chủ yếu có liên quan đến cảm giác khó chịu và phản ứng kháng cự.
- Bé sinh mổ thiếu đi sự kích thích trong quá trình sinh nên càng dễ thiếu cảm giác an toàn.

Vì vậy, bé đặc biệt nhạy cảm với môi trường xung quanh, một tiếng động hay một tiếp xúc nhỏ cũng khiến bé phản ứng mạnh mẽ và thường dẫn đến quấy khóc vô cớ.

- Ngoài ra, sau phẫu thuật, cơ thể người mẹ còn chưa bình phục, bé ít khi được bú dòng sữa đầu tiên sau 30 phút chào đời, thêm vào đó ăn uống của mẹ cũng bị hạn chế sau sinh mổ nên có thể khiến sữa mẹ bị ít đi, bé thường đói nên quấy khóc.

Đối với sinh mổ, mẹ nhất định cần phải ổn định tâm lý, thực hiện những biện pháp kích thích sữa và cố gắng sớm cho bé bú sữa mẹ.

Ngoài ra, bạn cũng cần tạo môi trường yên tĩnh, trong lành, thoải mái để bé giảm bớt cảm giác khó chịu, bất an.

Làm sao để dỗ dành các em bé sinh mổ hay quấy khóc?

Dùng ti giả

Trước ngày dự sinh khoảng 3 tháng thì thai nhi trong bụng mẹ đã bắt đầu học được cách bú mút ngón tay.

Hành động này không chỉ làm giảm cảm giác đói khát cho bé mà quan trọng hơn chính là kích thích thần kinh não bộ, giúp bé đạt được trạng thái thả lỏng sâu.

Vì vậy nếu sau sinh mổ bé có hiện tượng quấy khóc nhiều, bạn có thể tập cho bé bú ti giả để xoa dịu cảm giác bất an cho bé.

Nhưng nhớ đừng bôi đường hay mật ong vào ti giả nhằm kích thích bé bú nút nhé, chỉ nên tập cho bé bú ti giả đơn thuần mà thôi.

Đung đua

Bên trong tử cung đầy nước ối, bé vốn luôn ở trạng thái dao động, bất kể khi mẹ bước đi, ngồi hay nằm ngủ thì thai nhi trong bụng đều được đung đua.

Tiết tấu này khiến thai nhi đã quen thuộc và cảm thấy vô cùng thoải mái.

Thế nên, sau khi sinh mổ, bạn có thể giữ cho bé thói quen được đung đưa để dễ đi vào giấc ngủ, nhưng nhớ thao tác phải nhẹ nhàng và chú ý phần đầu của bé nhé.


Sau khi sinh mổ, bạn có thể giữ cho bé thói quen được đung đưa để dễ đi vào giấc ngủ (Ảnh minh họa).

Bao bọc, quấn bé

Nhiều người cho rằng nếu bao bọc bé quá chặt sẽ khiến bé càng khóc dữ dội hơn. Thực tế không hẳn vậy. Bởi vì khi ở trong tử cung mẹ, bé đã luôn được "gói chặt" trong không gian nhỏ hẹp ấy và bé thật sự cảm thấy an toàn.

Vì vậy, để bé khi sinh ra vẫn có cảm giác này với môi trường mới, bạn nên bao bọc phần tay của bé kỹ hơn và có thể để phần chân thoải mái một chút.

Phương pháp "giả thanh"

9 tháng trong bụng mẹ, lúc nào bé cũng được nghe thấy tiếng nhịp đập trái tim của mẹ, cả tiếng nhu động dạ dày, tiếng máu chảy trong huyết quản và đặc biệt là tiếng nói của mẹ, của bố, của mọi âm thanh phong phú bên ngoài.

Vì vậy, nếu sau khi sinh mổ bé thường quấy khóc, nhất là khi không có âm thanh của mẹ thì bạn có thể dùng phương pháp "ghi âm" giọng nói hay tiếng ru nhẹ nhàng của mình.

Cho dù bé chưa có khả năng hiểu ngôn ngữ nhưng những "giả thanh" này đối với bé đều là lời biểu đạt "Mẹ yêu con!".

Lạc Tâm
Theo Helino