Thứ năm, 28/03/2024 | 19:12
RSS

Cú đề-pa thảm họa của một học viên khiến ô tô 'hạ cánh' vào bụi cây

Thứ năm, 10/05/2018, 14:09 (GMT+7)

Đề-pa ngang dốc là phần khiến nhiều học viên lái xe sợ hãi nhất. Chỉ cần để chết máy hay tụt dốc có thể bị đánh trượt cả bài.

Phần đề-pa ngang dốc khiến không ít người thi bằng lái ôtô toát mồ hôi, đến mức một học viên ở Trung Quốc mắc sai lầm nghiêm trọng. Trong clip, chiếc ôtô màu trắng từ từ lên dốc và dừng trước vạch xuất phát. Mấy người đàn ông đứng xung quanh ngó nghiêng, xem xét.

đề-pa ô tô
Hiện trường vụ việc. Ảnh cắt từ clip

Đột nhiên xe tăng ga nhưng không phải chạy về phía trước mà vọt rất nhanh về phía sau và cứ thế suốt một đoạn hàng chục mét. Một người đàn ông hốt hoảng chạy đuổi theo nhưng không kịp. Chiếc xe bay qua mấy dải phân cách trước khi "hạ cánh" vào bụi cây.

Không rõ địa điểm chính xác nơi xảy ra tình huống hy hữu cũng như hậu quả ra sao. video được đăng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc và khiến cư dân mạng "cười lăn cười bò".


Xem clip về vụ việc

Sau đây là 4 các gợi ý giúp các bạn đề-pa ngang dốc mượt mà hơn:

Cách 1: Dùng phanh tay

Phanh tay hay phanh khẩn cấp (emergency brake) giúp ích rất nhiều cho lái xe, đặc biệt lái mới khi cần đề-pa xe ngang dốc.

Khi cần di chuyển trở lại từ vị trí đứng yên trên dốc, tài xế cắt côn vào số và thực hiện nhả côn, đạp mớm ga như khởi động bình thường trên đường bằng, lúc này phanh tay vẫn chưa hạ nên xe chắc chắn không bị trôi. Tiếp tục nhả côn, đạp chân ga nhẹ nhàng tới khi có cảm giác xe bắt đầu di chuyển thì hạ phanh tay (vẫn ga) để xe tiến về trước.

Cách 2: Kết hợp chân ga, côn

Theo đó, nguyên lý cũng giống như khi khởi động xe trên đường bằng, nhưng nhả nửa côn cho tới khi xe rung lên như đòi tiến về phía trước, lúc này nhả nhanh chân phanh, chuyển sang chân ga và đạp nhẹ ga để xe từ từ tiến lên.

Cách 3: Kết hợp mũi và gót chân phải

Đây là cách không nhiều người dùng vì tùy thiết kế từng xe, độ dài bàn chân của mỗi người mà có thể áp dụng hay không. Theo đó, khi chân trái đang cắt côn, mũi chân phải đạp phanh đồng thời xoay ngang để đạp nhẹ ga bằng gót chân phải. Khi đã đủ ga có thể nhả chân côn và phanh để xe từ từ di chuyển.

Cách 4: Vê côn

Cách vê côn đứng dốc chỉ áp dụng khi dừng xe trên dốc trong thời gian ngắn chứ không dùng khi phải đỗ hoặc dừng lâu. Theo đó, người lái sẽ kết hợp ra côn vừa phải đồng thời mớm ga (nếu cần) cũng vừa đủ để xe có đủ lực kéo khiến không trôi xe nhưng cũng không tiến về trước.

Nhưng cách làm này nếu áp dụng lâu, liên tục có thể khiến mòn côn nhanh bởi ma sát sinh nhiệt lớn. Bù lại, vê côn lại thực sự hữu ích khi phải nhích từng chút một trên đường dốc, thời gian dừng không đủ lâu để kéo phanh tay.


Xem thêm: Chị Nguyệt ra mắt 'Cẩm nang Thả thính và thảo mai'

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN