Thứ bảy, 20/04/2024 | 04:13
RSS

Tác giả cuốn sách đang gây sốt "Chuyện nhà Dr Thanh": "Tôi đã cưới... Tân Hiệp Phát"

Thứ năm, 22/06/2017, 12:02 (GMT+7)

"Tôi mong muốn tìm được người bạn đời trong tương lai cùng chung mục tiêu như ba má tôi tìm được nhau”, Trần Uyên Phương chia sẻ.

Các kênh truyền thông nổi tiếng thế giới đã nhắc đến hiện tượng kinh tế kỳ lạ ở Việt Nam: Một doanh nghiệp gia đình được vận hành bởi ông bố và 2 cô con gái sở hữu cơ ngơi hàng tỷ USD và nằm trong số những công ty của người Việt có khát vọng vươn ra toàn cầu.

Doanh thu của Tân Hiệp Phát năm 2016 đã đạt mốc 500 triệu USD và với việc đưa thêm nhiều nhà máy vào hoạt động, doanh thu 1 tỷ USD đã là mục tiêu gần trong vài năm tới. Đến 2027, con số này sẽ là 3 tỷ USD.

Thật bất ngờ, người gánh vác mục tiêu này là một cô gái 36 tuổi – Trần Uyên Phương.

Nữ doanh nhân nhân này đang gây xôn xao dư luận những ngày cuối tháng 6/2017 khi phát hành tự truyện “Chuyện nhà Dr Thanh” công khai những thâm cung bí sử ở gia tộc kinh doanh có tiềm lực và bí ẩn bậc nhất này.

Cuốn sách được Trần Uyên Phương dành nhiều tâm huyết viết trong gần 10 năm và vừa ra mắt đã gây ra một cơn sốt thực sự trên thị trường với khoảng 6.500 cuốn bán ra chỉ sau 3 ngày đầu tiên.

Tran Phương Uyen

Trần Phương Uyên suốt 10 năm ròng viết sách tặng cha

Cô con gái chắt chiu suốt 10 năm ròng viết sách tặng cha

Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều cách để bày tỏ, nhưng sống cuộc sống càng văn minh, hiện đại thì chúng ta lại càng giấu đi tình cảm của mình với những điều ruột thịt và thiêng liêng nhất là tình thân. Vì thế, khi cuốn sách viết tặng cha của nữ doanh nhân nổi tiếng Trần Uyên Phương ra mắt đã ngay lập tức nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Suốt gần 10 năm ròng rã thu thập tư liệu bằng cách trò chuyện với cha, với những người thân thiết xung quanh ông để nghe được những câu chuyện từ thời mình chưa sinh ra hay từ bé chưa biết gì; rồi có những lúc phải lục tung quá khứ để viết lại những biến cố của gia đình từ sóng gió, đổ vỡ, nguy cơ thất bại, những vụ kiện “long trời lở đất” để có được những ngày tạm gọi là “bình an” như ngày hôm nay... Trần Uyên Phương đã viết cuốn sách này bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng, sự nể phục như thế.

Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của người con khi viết về gia đình mình.

"Đi qua sóng gió, có những lúc khó khăn nhất, tưởng chừng như khó có thể gượng dậy, con học được ở ba nghị lực sống mạnh mẽ, sự chấp nhận nhìn ra sai lầm, thái độ không oán trách, không đổ lỗi", Trần Phương Uyên trải lòng về cha mình.

Những câu chuyện về cuộc đời gia tộc họ Trần nổi lên trên bối cảnh lịch sử của chiến tranh và loạn lạc, của cái đói dai dẳng trong những ngày đầu mới mở cửa. Để chính những hoàn cảnh ấy lại làm sáng lên cái máu kiên cường không chịu khuất phục chảy đều qua các thế hệ.

Tân Hiệp Phát

Sẽ có người cho rằng con gái trưởng của người sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát viết cuốn sách này để biện minh cho những ồn ào, sóng gió một thời khi những từ khoá “Tân Hiệp Phát”, “Dr Thanh”, kỳ án “con ruồi” tạo nên những “cơn sóng” thông tin bão tố quá nóng bỏng với dư luận. Nhưng không, không một lời biện hộ nào cả. Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của Trần Uyên Phương khi viết về gia đình mình.

Doanh nhân Trần Quí Thanh cũng chia sẻ: "Con gái của mình mà, nó viết cái gì làm cái gì mà mình không vui? Dù chỉ 1 lá thư mình còn cảm động huống hồ là 1 cuốn sách. Ngày nhỏ mình nghiêm khắc với nó vậy đâu nghĩ lớn lên nó tình cảm đến vậy? Cũng có nghĩ dư luận có thể sẽ lên tiếng con khen cha giống cả nhà khen nhau, nhưng thôi, tình cảm chân thực sẽ chiến thắng mọi điều tiếng.

Bây giờ vợ chồng tôi đang rất hãnh hiện đón nhận tình cảm của con mình, còn hơn lúc mình nằm xuống rồi nó mới viết có đốt xuống chắc gì mình đọc được, chắc gì mình hạnh phúc được như giờ".

Trần Phương Uyên3

Thành công của Tân Hiệp Phát có sự đóng góp không nhỏ của Trần Uyên Phương

Tôi cưới... Tân Hiệp Phát

Xuất thân trong một gia đình nhà nòi kinh doanh, trách nhiệm của Trần Uyên Phương đối với gia đình, với xã hội lớn hơn rất nhiều so với bạn cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, cô đã phải học cách tự lập, kỷ luật bên cạnh việc trau dồi tri thức. Ý thức được trách nhiệm của mình, cô đã không ngừng học tập, làm việc và cống hiến.

Có thể nói, thành công hôm nay của Tân Hiệp Phát có sự đóng góp không nhỏ của cô. Nhìn lại chặng đường đã qua, những dấu ấn thăng trầm của THP cũng là những đột phá trong sự nghiệp của Trần Uyên Phương.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Xinhgapo, Trần Uyên Phương lập tức trở về Việt Nam và góp sức cho công việc kinh doanh của gia đình, phát triển tập đoàn THP.

Ẩn chứa bên trong một “sức mạnh” tiềm tàng về “năng lượng”, về trí tuệ và tinh thần, Uyên Phương đã tự mình trải nghiệm, tự vượt qua thử thách để có được từng bài học kinh nghiệm trong kinh doanh, bằng cách thử nghiệm ở từng vị trí công việc trong Tập đoàn, bắt đầu là một nhân viên bình thường.

Trần Phương Uyên4

Cũng trong thời gian này, Uyên Phương đã “Việt hóa” những kiến thức mình được học và ứng dụng những cách tân mới mẻ phù hợp với tình hình, qui mô phát triển của công ty lúc bấy giờ. Sau hơn một năm, chị được tín nhiệm trở thành Giám đốc Dự án của dòng sản phẩm Number 1, đưa nhãn hàng này trở thành chủ lực và thành công nhất của Tân Hiệp Phát vào thời điểm năm 2005.

Cùng năm này, Trần Uyên Phương được vinh dự làm đại biểu doanh nhân Việt Nam trẻ nhất tham gia Hội nghị Thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 16 tại Venezuela. Năm 2011, Trần Uyên Phương được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự của nước Cộng hòa Sudan tại TP.HCM.

Một ngày làm việc của nữ doanh nhân bắt đầu lúc 4-5 giờ sáng, kết thúc 11-12 giờ khuya. Trần Uyên Phương luôn làm việc hết mình nhằm đưa Tân Hiệp Phát vươn lên lớn mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.

Có lẽ chính vì dành toàn bộ thời gian tâm sức của mình cho công việc, nên khi được hỏi về “chuyện riêng”, nữ doanh nhân đã trả lời rằng: “Câu hỏi của tôi chưa bao giờ thay đổi. Tôi đã cưới “THP”.

Tôi xác định tôi được sống cho mọi người, bất kể họ là ai, họ sẽ có thể được thể hiện chính họ, họ có thể thực hiện ước mơ và tạo sự khác biệt cho cuộc sống của người khác. Tôi mong muốn tìm được người bạn đời trong tương lai cùng chung mục tiêu như ba má tôi tìm được nhau”.

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN