Thứ sáu, 19/04/2024 | 09:31
RSS

Hiệu ứng Catalonia xứ Catalan đang lan sang nước Ý?

Thứ hai, 23/10/2017, 06:46 (GMT+7)

Sau Catalonia xứ Catalan, người dân hai khu vực Lombardy và Veneto, miền Bắc Italy, ngày 22/10 đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về việc đòi quyền tự trị cho hai vùng này.

Sau Catalonia xứ Catalan ở Tây Ban Nha, người dân 2 khu vực phía Bắc giàu có nhất nước Ý ngày 22/10 đã tiến hành trưng cầu ý dân về việc đòi thêm quyền tự trị cho 2 vùng này. Đó là vùng Lombardy - ngôi nhà của TP Milan, thủ phủ tài chính nước Ý, và vùng Veneto bao quanh Venice, cả 2 chiếm khoảng 30% sự giàu có của đất nước hình chiếc ủng.

Lãnh đạo của cả 2 khu vực từ lâu đã bức xúc rằng họ phải gánh đỡ cho những khu vực phía Nam nghèo hơn. Hai cuộc trưng cầu ý dân mang tính chất tham khảo này chỉ là sự khởi đầu của một tiến trình có thể đòi quyền tự trị từ chính quyền trung ương Rome.

Giới chuyên gia cho rằng chúng có thể gây hiệu ứng domino trong ngắn hạn trong khi chính quyền Liguria và Emilia Romagna cũng đang rậm rịch các động thái tương tự.

Catalonia xứ Catalan
 Khu vực Lombardy và Veneto, miền Bắc Italy. Ảnh: Google Map

Tuy nhiên, chính quyền Rome nói rằng những cuộc trưng cầu này là không cần thiết dù hiến pháp nước này cho phép. Điều này trái ngược với cuộc khủng hoảng tại Tây Ban Nha khi vùng Catalonia xứ Catalan giàu có trưng cầu về độc lập hôm 1/10 bất chấp tòa hiến pháp gọi đó là hành động phi pháp.

Cả hai khu vực Lombardy và Veneto đều muốn giành được sự ủng hộ của người dân về đòi quyền tự trị nhưng số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả.

Catalonia xứ Catalan
Thông báo về cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trên xe bus. Ảnh: VNE

Tại Veneto, phải có hơn 50% số cử tri đi bỏ phiếu thì kết quả mới được coi là hợp lệ. Trong khi đó, tại Lombardy không quy định số lượng người đi bỏ phiếu, song tỷ lệ tham gia của cử tri thấp sẽ làm cho vùng này yếu thế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào sau này với Chính phủ Italy.

Giới quan sát cho rằng việc hai khu vực ở Italy tiến hành trưng cầu ý dân là do ảnh hưởng của sự kiện Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và cuộc khủng hoảng hiện nay tại Tây Ban Nha khi vùng tự trị Catalonia xứ Catalan cũng đang đòi độc lập. Động thái của chính quyền vùng Lombardy và Veneto có thể gây "hiệu ứng domino" trong ngắn hạn.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.