Thứ sáu, 29/03/2024 | 02:40
RSS

Chị chết, em nguy kịch sau ăn mỳ tôm: Báo động mức độ nguy hại của thức ăn nhanh

Thứ bảy, 26/11/2016, 10:36 (GMT+7)

Hai cháu bé tự nấu mì tôm ăn sau đó bị đau bụng, được người nhà đưa vào viện cấp cứu nhưng bé gái đã tử vong. Đây là hồi chuông báo động về mức độ nguy hại của thức ăn nhanh

Chiều ngày 16/11, Khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông) cho biết, vừa tiếp nhận hai bệnh nhi nhập viện cấp cứu do ngộ độc thức ăn. Nạn nhân là cháu Nguyễn Thị Thùy Trang (SN 2008, trú thôn 2, xã Đức An, huyện Đắk Song, Đắk Nông); cháu Nguyễn Giác Sang (SN 2012, em ruột Trang).

Trước đó, chiều ngày 14/11, trong lúc ở nhà chơi, hai cháu tự nấu mì tôm để ăn. Ngay sau khi ăn, các cháu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk Song cấp cứu. Các nạn nhân được chuyển lên tuyến trên do tình trạng nguy cấp. 

Trên đường đi, cháu Trang đã tử vong.

Thức ăn nhanh là một trong số những nguyên nhân gây ngộ độc của bé Sang

Bác sĩ Nguyễn Y Đông – Trưởng Khoa hồi sức, người trực tiếp điều trị cho các cháu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cho biết họ chỉ mới nghi ngờ ngộ độc thực phẩm chứ chưa kết luận được nguyên nhân chính thức do thực phẩm gì. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc thận trọng hơn với loại thức ăn nhanh hiện nay.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỳ ăn liền thuộc loại thực phẩm chiên dầu nên ăn nhiều sẽ mang lại không ít tác hại cho sức khỏe.

Rối loạn chức năng dạ dày

Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng của dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau dạ dày…

Trong mì ăn liền chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ khiến vị giác giảm sút. Không những vậy còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung.

Thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Gây thiếu hụt dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của mỳ ăn liền chỉ là bột mỳ, chất béo, gia vị, việc dùng mỳ qua bữa chỉ gây ngang dạ chứ hoàn toàn không cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, việc ăn mỳ hút ngược chất dinh dưỡng trong cơ thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, sút cân, teo cơ và nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê.

Béo phì và các bệnh liên quan

Mì ăn liền chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B bị phá hủy hoàn toàn. Bởi vậy mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Nếu thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…

Có thể dẫn đến ung thư

Hầu hết mỳ ăn liền đều cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, sau khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể, hơn nữa nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư

Bên cạnh đó, mì ăn liền được chế biến bằng cách sấy khô hoặc chiên qua dầu, trong quá trình này có thể xảy ra phản ứng hóa học liên quan, sinh ra một vài chất có độc.

Giống như tất cả các loại thực phẩm loại tinh bột nếu nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.

Hải Bình (T/H)
Theo Đời sống Plus