Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:47
RSS

Vi khuẩn salmonella khiến hàng trăm trẻ mầm non ở Đông Anh bị ngộ độc nguy hiểm thế nào?

Thứ ba, 20/11/2018, 12:19 (GMT+7)

Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo nhanh trong đó có nguyên nhân vụ việc nhiễm độc thức ăn tại Trường Mầm non Xuân Nộn (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh).

Bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Salmonella type 2

Vi khuẩn salmonella vụ ngộ độc ở Đông Anh nguy hiểm thế nào
Vi khuẩn salmonella là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc ở Đông Anh.

Thông tin từ Lãnh đạo huyện Đông Anh cho biết tính, số bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh và Bệnh viện Bắc Thăng Long trong vụ ngộ độc tại trường tiểu học Xuân Nộn là 225 trường hợp (trong đó có 223 trẻ mầm non và 2 giáo viên).

Theo thống kê của Sở Y tế ngày 19/11/2018, số bệnh nhận cũ 184 cháu, vào 4 cháu, ra viện 82 cháu, hiện còn nằm viện còn 106 cháu có tiến triển sức khỏe tốt, sốt nhẹ, đỡ đau bụng, đi ngoài giảm.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm này là do món ăn gì, Chi cục ATVSTP Hà Nội đã lấy 13 mẫu thức ăn của cả 2 ngày 14-15/11 và 2 mẫu nước bao gồm nước nấu ăn, nước uống đóng bình để kiểm nghiệm.

Kết quả cho thấy có một mẫu bánh ngọt của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Nguyên Cát (Địa chỉ tại: Phố Và, Phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh) dương tính với vi khuẩn Salmonella.

Trước đó, bếp ăn tập thể trường Mầm non Xuân Nộn tổ chức nấu ăn cho 796 suất ăn vào bữa trưa ngày 14/11/2018 và bữa phụ lúc 14h00’ cùng ngày. Thực đơn gồm: Xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang Dương Châu, rau củ thập cẩm luộc, nước cam. Bữa phụ chiều sữa chua, bánh ngọt. Thực phẩm được cung cấp bởi công ty thực phẩm Bảo An có địa chỉ tại thị trấn Đông Anh, Hà Nội.

Kết quả cấy vi khuẩn trên bệnh phẩm của bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho thấy, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Salmonella type 2. Đây là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột, nóng, sốt, đau bụng tiêu chảy… Người bị nhiễm khuẩn Salmonella thường do ăn thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn salmonella vụ ngộ độc ở Đông Anh nguy hiểm thế nào 2
Vi khuẩn salmonella. Hình minh họa.

Theo PGS.TS Trần Đáng - Nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh và An toàn Thực phẩm, vi khuẩn Salmonella là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột, nóng, sốt, đau bụng tiêu chảy… 
Salmonella là vi khuẩn tương đối phổ biến. Theo thống kê của CDC, có khoảng 1,2 triệu trường hợp nhiễm khuẩn salmonella mỗi năm, và 1 triệu trong những trường hợp đó là do thực phẩm.Cùng với salmonella, chúng ta cũng dễ dàng bị nhiễm khuẩn E. coli và listeria. 

Theo PGS Đáng, salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Chịu được lạnh, ở nước đá sống 2 - 3 tháng, nước thường > 1 tháng, trong rau quả 5 - 10 ngày, trong phân 1 đến vài tháng. Salmonella bị diệt ở nhiệt độ 550C/30 phút, cồn 900C/vài phút, các chất khử trùng thông thường diệt được vi khuẩn dễ dàng (chloramin 3%, phenol 5%)

Nguồn bài tiết vi khuẩn Salmonella chủ yếu là phân của người bị bệnh thương hàn, ngoài ra Salmonella còn bài xuất theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn của người bệnh thương hàn.
Người lành mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng, đây chính là đường lây quan trọng khó kiểm soát nhất.

Người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella do ăn thực phẩm (các loại thịt động vật, cá, tôm…), ngay cả các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Sau khi Salmonella vào cơ thể người chưa có miễn dịch, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 10 - 48 giờ (đây là điểm khác biệt rất cơ bản với nhiễm độc thức ăn do tụ cầu, thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ vài, ba giờ). Bệnh thương hàn khởi phát đột ngột, sốt cao liên tục (39 hoặc 400C), mệt mỏi kèm theo đau bụng, sôi bụng và chướng bụng là triệu chứng thường thấy.

Tuy nhiên, có một số người dù bị nhiễm Salmonella nhưng do cơ thể đã có kháng thể, số lượng vi khuẩn ít và độc lực của vi khuẩn yếu cho nên có thể bị rối loạn tiêu hóa vài  ba ngày rồi tự khỏi, một số rất ít trong số đó trở thành người lành mang vi khuẩn, có thể kéo dài nhiều tháng. Khi phát hiện người bị bệnh cần được điều trị khẩn trương, cách ly để tránh lây lan cho người khác. 

Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, vi khuẩn Salmonella nếu ở trong thịt không đáng lo ngại vì nấu ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn sẽ chết. Nhưng đáng lo ngại là vi khuẩn từ thịt có thể bám sang các đồ dùng khác, thậm chí tay người nấu nướng. Nếu đồ dùng, các thực phẩm khác đã nấu chín mà có khuẩn salmonella thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng.

Theo vị chuyên gia này, để không mắc bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra mọi người cẩn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, sau thay tã cho trẻ hoặc sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn. Cần nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm (thịt bò, lợn, gà, vịt...). Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín. Chỉ uống sữa tiệt trùng. Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.


Xem thêm clip: Cách chà xát ngón tay giúp gan thận và dạ dày tự khỏe mà không tốn 1 xu.

Minh Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN