Thứ bảy, 20/04/2024 | 08:56
RSS

Cách học kỹ năng thuyết trình tốt nhất để trở thành diễn giả tài ba

Thứ ba, 04/10/2016, 00:00 (GMT+7)

Thuyết trình là việc ít nhất bạn sẽ làm vài lần trong đời khi đi học, đi làm nhưng nó lại luôn là nỗi sợ hãi. Hãy tham khảo cách học kỹ năng thuyết trình tốt nhất dưới đây.

Thực hành nhiều lần

Đây là việc hiển nhiên những vô cùng quan trọng trong số những cách học kỹ năng thuyết trình tốt nhất. Muốn thuyết trình trôi chảy thì tốt nhất là luyện tập nhiều lần. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để luyện tập nếu quỹ thời gian hạn hẹp.

Trong khi thực hành thuyết trình, hãy ghi âm lại những đoạn luyện tập để nghe và tự rút kinh nghiệm xem cần điều chỉnh ở đâu, còn thiếu hay thừa thông tin gì, chỗ nào nghe kém hấp dẫn,…

Cách học kỹ năng thuyết trình tốt nhất là luyện tập nhiều lần

Cách học kỹ năng thuyết trình tốt nhất là luyện tập nhiều lần

Tham dự cách buổi thuyết trình

Muốn mình thuyết trình tốt thì hãy đi xem cách người khác thuyết trình. Không chỉ quan sát để học hỏi kinh nghiệm thuyết trình từ người khác, bạn hãy chú ý quan sát cả người nghe.

Hãy quan sát xem người nghe phản ứng như thế nào với cách thuyết trình của diễn giả, họ tỏ ra thích thú với cái gì và trở nên nhàm chán với cái gì. Nhìn cách người nghe phản ứng để khéo léo chỉnh sửa bài thuyết trình của mình cho thích hợp nhé.

Điều chỉnh tầm mắt

Cách học kỹ năng thuyết trình hiệu quả là tập điều chỉnh tầm mắt. Khi thuyết trình hãy chú ý tầm mắt bao quanh cả khán phòng, thay đổi hướng nhìn vài phút một lần tới lần lượt từng khu vực trong phòng.

Cách học kỹ năng thuyết trình tốt nhất là đừng bao giờ tránh ánh mắt người nghe

Cách học kỹ năng thuyết trình tốt nhất là đừng bao giờ tránh ánh mắt người nghe

Việc điều chỉnh tầm mắt giúp bạn quan sát thái độ của người nghe để ứng biến phù hợp và thể hiện sự tự tin của bạn. Tuyệt đối đừng bao giờ nhìn lên trần nhà hay nhìn thẳng một hướng từ đầu tới cuối nhé.

Tạo điểm dừng khi thuyết trình

Một bài thuyết trình hoàn hảo thì cần có chỗ ngắt nghỉ hợp lý. Thường khi thuyết trình bạn sẽ rất lo lắng khiếp nhịp tim tăng lên, từ đố tốc độ và âm vực nói sẽ cao và nhanh hơn, gây khó khăn cho người nghe.

Những lúc hồi hộp, hãy dừng lại vài giây trước khi nói tiếp vừa để hít thở vừa là cách thu hút sự chú ý của người nghe. Nếu ai đó đang không chú ý vì bạn nói quá nhiều, việc bạn dừng đột ngột sẽ làm họ tò mò mà chú ý theo bạn.

Thái Hà
Theo Đời Sống Plus