Thứ bảy, 20/04/2024 | 18:32
RSS

Cách chuẩn bị và bài cúng ông Công ông Táo cho ngày 23 tháng Chạp

Thứ ba, 17/01/2017, 10:55 (GMT+7)

Tục lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp là nét văn hóa lâu đời của người Việt. Dưới đây là cách chuẩn bị và bài cúng ông Công ông Táo theo đúng truyền thống.

Sự kiện:

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Theo truyền thống, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được cử hành trước 12h trưa 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, tùy gia chủ sắp xếp mà có thể cúng trưa hoặc tối 22 tháng Chạp, muộn lắm là cúng vào 23/12 âm. Người Việt quan niệm, việc cúng ông Táo phải hoàn tất vào trước 12h trưa ngày 23 để kịp dâng lễ vật lên Táo Quân trước khi ông lên thiên đình vào chiều hôm đó.

Cúng ông Công ông Táo 1

Lễ cúng ông Công ông Táo nên hoàn tất trước 12h trưa 23 tháng Chạp

Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật (Bảo tàng dân tộc Việt Nam) cũng từng tiết lộ, quan niệm dân gian cho rằng nên cúng ông Công ông Táo về trời vào giờ Ngọ (11 – 13h) là đẹp nhất vì đây là giờ Long Mã, tức ngựa hóa rồng.

Cúng ông Công ông Táo ở bếp hay bàn thờ?

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết, nếu gia đình có ban thờ Táo Quân đặt gần bếp thì nên thắp hương ở ban thờ này. Trường hợp không có ban thờ Táo Quân riêng, phải thắp hương và làm lễ cúng ở ban thờ thần linh hoặc ban thờ gia tiên.

Cúng ông Công ông Táo 2

Ban thờ là nơi thích hợp nhất để làm lễ cúng ông Táo

Mặc dù Táo Quân là vị thần gắn liền với hình ảnh bếp núc, song nên cúng ông Công ông Táo ở ban thờ thay vì cúng trong bếp bởi theo quan niệm dân gian, ban thờ là nơi kết nối giữa người phàm và các vị thần linh, giữa 2 thế giới âm dương.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng Táo Quân theo quan niệm truyền thống gồm có: Mũ ông Công 3 chiếc, 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông. Trong đó, mũ Táo bà không có cánh chuồn, mũ Táo ông có 2 cánh chuồn. Những mũ này thường được gắn thêm dải kim tuyến sặc sỡ và gương nhỏ lóng lánh hình tròn.

Đồ vàng mã để cúng ông Công ông Táo bao gồm vàng thỏi bằng giấy, hia, áo, mũ và sẽ được hóa cùng bài vị cũ sau lễ cúng vào hôm 23 tháng Chạp. Sau đó, gia chủ sẽ lập bài vị mới cho ông Công ông Táo.

Cúng ông Công ông Táo 3

Lễ vật cúng Táo Quân đơn giản nhất chỉ cần bộ quần áo, mũ, hia giấy

Màu sắc của vàng mã sẽ thay đổi theo ngũ hành hằng năm. Cụ thể, năm hành thổ cúng vàng mã màu đen, hành hỏa màu đỏ, hành thủy màu xanh, hành mộc màu trắng.

Với các gia đình có trẻ con, gia chủ còn cúng thêm gà luộc. Gà luộc này phải là gà cồ mới lớn, đang bắt đầu tập gáy với hàm ý xin ông Táo bẩm với Ngọc Hoàng, cho đứa trẻ lớn lên được mạnh khỏe, đầy sinh khí và nghị lực.

Theo tục lễ miền Bắc, lễ vật cúng Táo Quân còn có thêm cá chép sống với hàm ý cá chép hóa rồng đưa ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng. Ở miền Trung, gia chủ lại cúng ngựa giấy với đủ yên, cương. Trong khi đó, các gia đình miền Nam chỉ cúng đơn giản với bộ quần áo, mũ, hia bằng giấy.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Về mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, gia chủ có thể chọn cỗ mặn hay cỗ chay đều được. Cỗ chay chỉ cần trái cây, nước, cau trầu, tờ tiền, giấy bạc, giấy vàng,…

Cúng ông Công ông Táo 4

Dù là cỗ chay hay cỗ mặn, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đều phải thể hiện được lòng thành của gia chủ

Trong khi đó, cỗ mặn có thể cúng các món ăn truyền thống, xôi, chân giò, giò chả và một số loại thịt phổ biến như gà, lợn. Tuy nhiên, tùy phong tục từng vùng miền mà người ta có thể kiêng cúng các món làm từ thịt chó, dê, bò, trâu, ngỗng, chim, vịt.

Theo truyền thống, mâm cỗ cúng ông Táo tham khảo gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 0,5kg thịt lợn luộc (thịt vai), 1 bát canh măng hoặc canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò lụa, 1 chiếc bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa trái cây, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 trái bưởi, 1 lá trầu và 1 quả cau, 1 đĩa hoa nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập tiền giấy, vàng mã.

Cúng ông Công ông Táo 5

Cúng ông Công ông Táo 6

Cúng ông Công ông Táo 7

Cúng ông Công ông Táo 8

Cúng ông Công ông Táo 10

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo theo truyền thống

Tri Thu (t/h)
Theo Đời sống Plus