Thứ ba, 19/03/2024 | 18:13
RSS

Cách “cấp cứu” cho điện thoại bị rơi xuống nước ai cũng cần biết

Thứ bảy, 31/12/2016, 10:01 (GMT+7)

Điện thoại bị thấm nước nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ trục trặc hoặc hỏng hẳn, khiến người dùng tốn tiền mua máy mới.

Sự kiện:

Hầu hết các loại smartphone tầm trung và một số sản phẩm cao cấp hiện nay đều không có khả năng chống ngấm nước hoàn toàn. Do đó, người dùng nên học cách xử lý khi điện thoại rơi xuống nước hoặc khi điện thoại bị thấm nước mưa để “dế yêu” được bình an vô sự.

Có rất cách để “cấp cứu” cho chiếc điện thoại bị thấm nước để thiết bị có thể hoạt động bình thường trở lại mà không phải tốn tiền đi sửa chữa hoặc mua chiếc mới. Dưới đây là một số cách sửa chữa điện thoại khi rơi xuống nước đơn giản và nhanh chóng, người dùng có thể tự thực hiện.

Điện thoại bị thấm nước 1

Có rất nhiều cách xử lý khi điện thoại bị thấm nước

Rút nguồn điện: Nước có thể xâm nhập vào thiết bị cực nhanh. Do đó, khi điện thoại bị dính nước (nhất là trong trường hợp đang sạc pin), cần rút sạc ngay lập tức và tắt nguồn máy.

Tháo pin: Nước là một trong những chất có khả năng dẫn điện rất tốt. Vì thế, việc đầu tiên người dùng cần thực hiện khi điện thoại bị thấm nước là phải tháo pin càng nhanh càng tốt. Khi không được gắn với nguồn điện và không có pin, hệ thống mạch trong điện thoại sẽ có cơ hội sống sót cao hơn.

Tháo SIM: Thứ quý giá nhất trong điện thoại di động chính là danh sách liên lạc và một số dữ liệu được lưu trữ trong SIM. Người dùng cần tháo SIM khỏi điện thoại bị ngấm nước và dùng khăn hoặc giấy khô để lau sạch SIM. Lưu ý, không để SIM điện thoại dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Giũ sạch nước: Sau khi điện thoại bị ngâm nước, cầm và lắc mạnh thiết bị để giũ sạch nước bám trong máy. Không nên dùng khăn hay giấy khô vì việc này mất thời gian, nước sẽ ngấm vào phần lớn bảng mạch của máy.

Lau khô máy: Sau khi giũ sạch nước khỏi điện thoại, dùng giấy lụa, giấy báo, khăn khô hoặc thậm chí là áo lót để hút sạch hơi nước còn đọng lại trong máy. Sau đó, lấy tăm bông ngoáy tai để lau khô những khe hẹp bên trong điện thoại.

Điện thoại bị thấm nước 2

Cách sửa chữa điện thoại bị ngâm nước cần phải thực hiện thật nhanh

Dùng máy hút bụi: Nếu gia đình có máy hút bụi, người dùng có thể sử  dụng thiết bị này để loại bỏ hết hơi ẩm còn sót lại bên trong điện thoại. Tuy nhiên, cách này phải được thực hiện thật cẩn trọng, không để máy hút bụi gần sát điện thoại và không dùng lâu quá 15 phút.

Cho điện thoại vào thùng gạo: Nghe có vẻ lạ lùng song đây là cách xử lý khi điện thoại bị thấm nước khá hiệu quả và an toàn. Chỉ cần để điện thoại vào thùng gạo qua một đêm, gạo hút ẩm rất tốt nên sẽ giúp loại bỏ hơi nước còn sót lại bên trong smartphone.

Để điện thoại trên nóc tivi: Tivi là thiết bị điện thoát nhiệt qua những lỗ nhỏ trên nóc. Vì thế, người dùng có thể đặt điện thoại lên nóc tivi để sấy khô thiết bị. Tuy nhiên, cách này không hiệu quả với trường hợp tivi LCD loại treo tường vì nhiệt độ phát sinh rất thấp.

Để điện thoại cạnh lò vi sóng: Ngoài tivi, người dùng cũng có thể thử để chiếc điện thoại bị ngâm nước sát cạnh ô thông hơi ở đằng sau của lò vi sóng. Nhiệt độ phát ra từ ô thông hơi lò vi sóng không quá cao, song đủ để làm khô thiết bị.

Để điện thoại trước điều hoà: Điều hoà nhiệt độ toả ra luồng không khí cực kỳ khô hanh, giúp hơi nước trong điện thoại thoát ra rất nhanh.

Để điện thoại dưới ánh nắng: Trường hợp không đủ thời gian để sấy khô điện thoại, bạn có thể đặt di dộng trên cửa sổ hoặc những nơi có ánh sáng mặt trời sau khi đã lau máy bằng khăn hoặc giấy khô. Lưu ý, không được để máy quá lâu dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Hoặc người dùng có thể sử dụng thêm chất làm khô để hấp thụ hết hơi ẩm còn bám lại ở bên trong điện thoại di động của mình.

Điện thoại bị thấm nước 3

Lưu ý không dùng máy sấy tóc để làm khô điện thoại rơi xuống nước

Dùng cồn: Đã có rất nhiều người dùng phải méo mặt vì điện thoại bị rơi xuống nước khi đi biển. Nếu “dế yêu” không may rơi xuống nước biển hoặc nước muối, dùng một miếng vải sạch thấm chút cồn rồi nhẹ tay lau lên bo mạch điện thoại. Cách này sẽ giúp các tinh thể nước biển động lại thành muối trên bảng mạch điện thoại. Người dùng cần chú ý không rót cồn trực tiếp lên điện thoại và khi nào thiết bị bay sạch mùi cồn mới được lắp pin.

Không đặt điện thoại vào tủ lạnh: Không ít người lầm tưởng rằng cho điện thoại bị ngâm nước vào trong tủ lạnh sẽ giúp thiết bị chóng khô. Tuy nhiên, cách này thực tế khá vô dụng, thậm chí có thể gây hại đến di động của bạn. Tương tự, cũng không nên cho điện thoại vào máy đông lạnh làm kem để tránh làm hỏng màn hình LCD của thiết bị.

Không dùng máy sấy tóc: Máy sấy tóc toả ra luồng gió khô, nóng nên có thể giúp làm khô điện thoại bị thấm nước nhanh chóng. Song chính luồng hơi từ máy sấy lại khiến hơi nước dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong thiết bị, khiến bảng mạch hư hỏng. Thêm vào đó, hơi nóng của máy sấy tóc sẽ ảnh hưởng đến pin điện thoại được làm từ Lithium-ion, khiến thiết bị có thể phát nổ.

Tri Thu (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Messenger đã cập nhật thêm tính năng hoàn toàn mới, cho phép người dùng chỉnh sửa các tin nhắn đã gửi với người dùng tại Việt Nam.