Thứ ba, 16/04/2024 | 13:25
RSS

Hãy cho con xem ngay clip này để bé biết cách bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại tình dục

Thứ hai, 13/03/2017, 14:08 (GMT+7)

Bố mẹ hướng dẫn bé cách bảo vệ an toàn bản thân, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em ngay từ bây giờ.

Đây là một clip hoạt hình của một tổ chức bảo vệ trẻ em của Ấn Độ là Childine thực hiện để hướng dẫn cụ thể cho các bạn nhỏ cách đảm bảo an toàn cho mình.

Kênh Youtube Mầm Nhỏ đã dịch và lồng tiếng để bố mẹ và bé có thể cùng xem, cùng nắm được các nguyên tắc cơ bản nhất để trẻ có thể tự bảo vệ mình, phòng tránh xâm hại tình dục.

Gọi tên vùng kín và vùng riêng tư

Trước hết, bố mẹ hãy dạy con nhận biết những vùng riêng tư trên cơ thể. Đó là 4 vùng mà không ai được phép chạm vào hoặc không ai được phép bắt trẻ chạm vào những chỗ đó trên cơ thể của họ.

dạy con tránh bị xâm hại1

Dạy con tránh bị xâm hại là điều mà bố mẹ nên làm. Ảnh minh họa

Những vùng riêng tư là khu vực miệng, ngực, phần giữa hai đùi và mông. Đây chính là những bộ phận riêng tư và chỉ có những người đáng tin nhất như bố mẹ mới được nhìn thấy hoặc chạm vào.

Biết mô tả cảm xúc khi có ai khác chạm vào vùng riêng tư

Bố mẹ hãy nhấn mạnh cho trẻ hiểu rằng, nếu có ai khác chạm vào một trong 4 vùng riêng tư trên cơ thể của trẻ việc đó là hoàn toàn sai. Những đụng chạm đó có thể khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, kinh tởm, không thoải mái và không hề vui vẻ chút nào.

Giải thích cho trẻ hiểu rằng, nếu có ai cho trẻ xem những bức ảnh không lành mạnh, các đoạn phim có xuất hiện hình ảnh về những vùng riêng tư này hay bắt trẻ cởi quần áo, bắt trẻ tự chạm vào các bộ phận riêng tư của trẻ thì đó là những hành động không an toàn và gọi đó là những đụng chạm xấu.

dạy con tránh bị xâm hại2

Bố mẹ hãy dạy con biết mô tả cảm xúc khi có ai khác chạm vào vùng riêng tư. Ảnh minh họa

Những điều trẻ nên làm khi có ai đó chạm vào vùng riêng tư

Bố mẹ dạy trẻ phải hét lên “không, không được”, rồi chạy đến bên một ai đó mà trẻ tin tưởng (bố, mẹ) và kể cho họ nghe toàn bộ sự việc. Trẻ hãy cố gắng nói chuyện cho đến khi bố mẹ lắng nghe thì thôi.

Nhắc cho trẻ nhớ, khi nói chuyện đó với người tin tưởng, việc đó sẽ giúp đảm bảo rằng những chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra.

Không cất giữ bí mật một mình

Bố mẹ hãy cho con hiểu rằng, không phải là lỗi của trẻ khi có ai đó đụng chạm xấu đến trẻ. Người có lỗi chính là kẻ đã làm việc đó với trẻ. Đừng bao giờ sợ hãi khi nói ra những suy nghĩ của mình. Nếu ai đó làm hại trẻ, hãy nói ra ngay lập tức để được bảo vệ.

Clip "Hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ mình, phòng tránh xâm hại tình dục". Nguồn: Mầm Nhỏ

L.H
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.