Thứ sáu, 29/03/2024 | 06:46
RSS

8 cách chăm con tai hại của mẹ khiến trẻ khỏe mạnh cũng trở nên ốm yếu

Thứ tư, 15/02/2017, 16:07 (GMT+7)

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh việc chăm sóc trẻ nhỏ mà không phải mẹ nào sinh con lần đầu nào cũng biết và hiểu rõ.

Việc chăm sóc con nhỏ không hề nhẹ nhàng và dễ dàng, vì vậy bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tránh mắc phải một số sai lầm khiến con có nguy cơ bệnh thêm thay vì khỏe mạnh.

Thường xuyên ngoáy tai cho trẻ

Ráy tai có nhiệm vụ giữ lại bụi bặm và ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào trong tai. Vì vậy, nếu chăm chỉ lấy ráy tai cho con thì điều này vô tình khiến tai mất đi khả năng phòng chống vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài.

Theo các bác sĩ, các mẹ chỉ cần 1 tuần/lần ngoáy tai cho trẻ là đủ. Việc ngoáy tai cũng cần nhẹ nhàng và chỉ lấy đi bụi bẩn mẹ có thể nhìn thấy bên ngoài, không cố gắng ngoáy sâu vào tai vì có thể gây viêm tai, trầy xước ống tai.

cách chăm con sai lầm1

Cách chăm con sai lầm bố mẹ hay mắc phải

Ngoáy/hút mũi

Khi thấy mũi có dấu hiệu bẩn, nhiều mẹ dùng tăm bông ngoáy mũi trẻ để đưa các chất cặn bẩn ra ngoài. Điều này vô tình có thể khiến mũi trẻ bị sưng đỏ, chưa kể, việc làm sạch mũi vô tình khiến lông mũi bị rụng và mất chức năng cản trở vi khuẩn.

Cạo trọc đầu trẻ để lên tóc mới

Trong thực tế, việc cắt tóc cho trẻ đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của trẻ. Cạo trọc đầu trẻ sơ sinh để lại những tác động xấu ít ai ngờ tới.

Da đầu trẻ mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu trẻ và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

cách chăm con sai lầm2

Cách chăm con tai hại khiến con trở nên ốm yêu

Rơ lưỡi không đúng cách

Chúng ta luôn nghĩ rằng, lớp váng trắng ở trên lưỡi là "dơ" và buộc phải rơ sạch cho trẻ. Tuy nhiên, lớp trắng trên lưỡi trẻ chính là các gai vị giác, khi rơ lưỡi quá mạnh sẽ làm tổn thương các gai vị giác khiến bé mất đi cảm giác ăn uống dẫn tới lười ăn. Chưa kể, rơ lưỡi thường xuyên có thể khiến trẻ bị trầy xước lưỡi.

 “Khủng bố” ăn bằng cách cho uống nước liên tục

Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt.

Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Sử dụng thực phẩm vô tội vạ

Ăn uống đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn khiến cha mẹ chưa dành nhiều thời gian chăm sóc con trong việc ăn uống lành mạnh.

Nhiều mẹ vẫn cho con ăn uống vô tội vạ như uống nước ngọt, ăn bim bim, xúc xích, gà chiên, bánh kẹo ngọt, ăn nhiều các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai… điều này vô cùng có hại cho trẻ.

cách chăm con sai lầm3

Cách chăm con mà bố mẹ nên chú ý

Sử dụng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi

Thói quen của nhiều mẹ là sử dụng dầu gió như "thần dược" chống cúm, cảm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, dầu gió làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp, nếu dùng cho trẻ đang bị sốt cao có thể khiến chênh lệch nhiệt độ cơ thể đột ngột, nguy cơ gây co giật cao.

Chưa kể, trong dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà gây ức chế tuần hoàn và hô hấp nên dẫn tới ngừng tim và thở. Vì vậy việc sử dụng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi cần có chỉ định của bác sĩ, với trẻ lớn hơn cha mẹ cũng không được lạm dụng dầu gió.

Nhá cơm cho con để dễ tiêu hóa hơn

Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc.

Nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ.

Hơn nữa, trong miệng của người, vì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cộng với nước bọt và cặn bã thức ăn là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Trẻ thơ cơ chế miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nếu ăn thức ăn đã nhào trộn trong miệng người lớn, vi trùng sẽ dễ dàng theo vào.

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đang di chuyển trên quốc lộ 70, đoạn qua xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai), người vợ bất ngờ chuyển dạ, chồng đỡ đẻ cho vợ thành công.